Căn bệnh khiến người mắc sợ hãi nhất là đứt tay, bị thương, 'dắt túi' ngay bí kíp kẻo khổ sở và nguy hiểm

Muốn sống chung với bệnh máu khó đông bạn cần làm những điều dưới đây.

Chọn hình thức vận động một cách thận trọng

Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông rất dễ bị chảy máu thường xuyên và không kiểm soát được. Chảy máu có thể là bên ngoài, hoặc bên trong (ở khớp và cơ) do vết cắt, vết bầm tím, căng thẳng,… Một vết cắt hoặc vết bầm có thể do ngã, khi cơ thể thiếu cân bằng. Mặt khác, chảy máu trong có thể là do các khớp và cơ bắp bị căng thẳng quá mức. Vì vậy, bạn cần duy trì cân nặng, kiểm tra cơ bắp để giảm nguy cơ chảy máu. Tập luyện các bài tập và tham gia các hoạt động phù hợp là rất tốt. Nếu bạn đang mắc bệnh máu khó đông bạn hãy duỗi người nhẹ nhàng, khởi động và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng với cường độ. Nhưng trước khi đi tập thể dục hoặc chơi thể thao, điều cực kỳ quan trọng là bạn cần học cách ngăn chặn chảy máu. Điều này sẽ bảo vệ bạn nếu bạn chẳng may bị chấn thương do tham gia hoạt động nào đó. Ngoài ra, bạn nên thận trọng hơn trong khi lựa chọn một môn thể thao hoặc một hoạt động. Theo Liên đoàn máu khó đông thế giới, các hoạt động như bơi lội, cầu lông, khiêu vũ, bóng bàn, câu cá, chèo thuyền, golf, đi xe đạp và bowling được coi là an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông. Tuy nhiên, các môn thể thao như judo, đấm bốc, bóng đá, khúc côn cầu, karate, mô tô, trượt patin và trượt ván lại không tốt chút nào.

Thực hiện chế độ ăn uống

Những người bị rối loạn chảy máu nên duy trì lượng máu bình thường vì lượng sắt của cơ thể họ thường thấp do chảy máu nhiều. Họ nên ăn thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, thịt đỏ, hạt bí ngô, cây họ đậu, động vật có vỏ,…Họ cũng nên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm chanh, nước cam, ớt chuông và bông cải xanh.

Béo phì có liên quan đến bệnh máu khó đông và trọng lượng dư thừa có thể gây áp lực lên cơ và khớp và lấy đi sự cân bằng cơ thể. Tất cả những điều này khiến bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông dễ bị chảy máu nhiều. Vì vậy, điều quan trọng là họ phải theo dõi cân nặng và lựa chọn thực phẩm để duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông nên ăn các loại trái cây giàu khoáng chất và vitamin và các loại thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, lúa mạch, cám và lúa mì. Những thực phẩm này này có thể làm giảm mức cholesterol, kiểm soát sự thèm ăn và ổn định lượng đường trong máu. Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem và phô mai ít béo. Ngoài ra, bạn nên ăn thịt, cá hoặc thịt gia cầm nướng, hoặc luộc.

Đậu khô có thể là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông, vì đậu là một nguồn protein tuyệt vời, giàu chất xơ và ít chất béo và không có cholesterol. Bất cứ khi nào bạn ăn, bạn hãy ăn khẩu phần ăn nhỏ và ăn chậm. Bạn hãy tránh gia vị nhiều chất béo như mayonnaise hoặc sốt cà chua. Thay vào đó bạn hãy chọn mù tạt, ít calo hơn.

Lập kế hoạch phòng chống chấn thương

Chấn thương nguy hiểm với bệnh nhân máu khó đông hơn những người khác. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là bạn cần ngăn chặn nó nếu bạn đang mắc chứng rối loạn chảy máu này. Một số bước nhỏ nhưng quan trọng có thể cứu bạn khỏi chấn thương.

Bạn hãy chắc chắn rằng sàn nhà không bị trơn trượt và phải thận trọng hơn trong khi bạn đang đi gần một đồ nội thất có cạnh sắc. Ngoài ra, bạn nên tránh ở gần bàn hình chữ nhật hoặc hình vuông. Ngôi nhà không nên để bừa bộn, đặc biệt là sàn nhà. Bạn hãy bỏ ngay các vật nhỏ có thể làm bạn ngã. Dùng thảm sẽ ngăn ngừa té ngã. Bạn hãy chắc chắn rằng toàn bộ ngôi nhà được chiếu sáng. Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên kiểm tra đế giày và thay những đôi giày bị mòn và tránh đi giày cao gót hoặc giày rộng. Trong khi mua giày, bạn hãy kiểm tra thật kỹ xem giày có vừa vặn không.

Nên uống và không nên uống thuốc gì

Nếu bạn là người mắc bệnh máu khó đông, bạn rất hay bị đau. Nhưng bạn đừng dùng thuốc giảm đau mà không có lời khuyên của bác sĩ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc acetaminophen vì đây là lựa chọn tốt hơn so với các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID). Các loại thuốc NSAID bao gồm aspirin và ibuprofen có thể gây chảy máu đường ruột, cản trở quá trình đông máu và ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu. Acetaminophen không gây ra các tác dụng phụ như vậy và do đó nó được coi là an toàn hơn cho những người bị rối loạn chảy máu. Tuy nhiên, nó sẽ không gây sưng tấy. Các loại thuốc mà bạn không nên dùng bao gồm aspirin, siro ho và các thuốc có chứa một thành phần gọi là salicylate.

Chăm sóc tốt cho bản thân

Bạn đừng quên đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe. Bệnh nhân mắc bệnh máu khó đông hay bị chảy máu miệng. Vì vậy, khám nha khoa thường xuyên là rất cần thiết vì răng và lợi khỏe mạnh thì tình trạng chảy máu miệng sẽ ít hơn. Nguy hiểm nhất là chảy máu trong khớp, nếu không được điều trị sớm bằng cách bù yếu tố đông máu bị thiếu hụt thì khớp ứ máu, sưng, đỏ, đau; dẫn đến viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính.

Ngọc Huyền – Theo Thehealthsite

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/song-khoe/can-benh-khien-nguoi-mac-so-hai-nhat-la-dut-tay-bi-thuong-dat-tui-ngay-bi-kip-keo-kho-so-va-nguy-hiem-201904251750043.htm