Cận cảnh bên trong hệ thống tàu điện ngầm chống bom hạt nhân lâu đời nhất Trung Á

Sau khi lệnh cấm chụp ảnh hệ thống tàu điện ngầm Tashkent ở Uzbekistan được dỡ bỏ vào mùa hè năm nay, nhiếp ảnh gia Amos Chapple của hãng RFE/RL đã tới đây khám phá kiến trúc, nghệ thuật bên trong nơi được xem là hầm chống bom hạt nhân lâu đời nhất ở Trung Á này.

 Đoàn tàu vào ga Novza - được đặt theo tên một vùng ở Tashkent

Đoàn tàu vào ga Novza - được đặt theo tên một vùng ở Tashkent

Việc chụp ảnh bên trong hệ thống tàu điện ngầm được canh phòng cẩn mật này bị cấm cho đến tháng 6-2018 vì vai trò thứ hai của hệ thống này là hầm chống bom hạt nhân

Người đàn ông ngồi chờ tàu ở ga Kosmonavtlar. Đây là bến tàu nổi tiếng trang trí bằng ảnh chân dung của các phi hành gia

Chân dung bà Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ, tại ga Kosmonavtlar. Bức tường gốm có màu xanh và màu đen, thể hiện bầu khí quyển của Trái đất

Nhân viên bán vé tại cổng ra vào tàu điện ngầm. Vé tàu là 1.200 som (tiền Uzbekistan), tương đương khoảng 0,15 USD

Hành lang lung linh nối liền 2 ga tàu. Sau khi một trận động đất tàn phá Tashkent năm 1966, các nhà hoạch định đã thận trọng giảm độ sâu và gia cố độ vững chắc của hệ thống tàu điện ngầm

Một bức tranh gốm trên tường hiện ra khi tàu lăn bánh khỏi ga Tashkent

Kiến trúc mái vòm giống nhà thờ Hồi giáo bên trong ga Alisher Navoi

Một tấm phù điêu lớn trang trí bên trong ga Alisher Navoi

Tranh tường bên trong ga Tashkent kỷ niệm 2.200 năm từ khi Tashkent thành lập

Hành khách tò mò nhìn nhiếp ảnh gia nước ngoài chụp ảnh hệ thống tàu điện ngầm

Ga Gafur Qulom đặt theo tên của một nhân sĩ tri thức người Uzbekistan. Thời Liên Xô, các nhà hoạch định xây dựng hệ thống này để phục vụ cho 1 triệu dân. Dân số Tashkent đạt mốc này vào đầu những năm 1960

Một bức tranh tường của ga tàu điện ngầm Tashkent

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, tên của nhiều ga được đặt lại, như ga Cách Mạng Tháng Mười đổi thành ga Amir Temur Khiyoboni

Một hành khách ở ga Ming O’rik. Tàu điện ngầm hoạt động từ 5h sáng đến nửa đêm

Hành khách vào ga Pakhtakor. Hệ thống hầm ngầm bắt đầu được xây dựng vào năm 1971 và đi vào hoạt động từ năm 1977

Các nhân vật trong một bài thơ sử thi do Oybek sáng tác ở nhà ga đặt tên theo nhà thơ này

Hầu hết các ga tàu điện ngầm đều có lối vào khiêm tốn, trong khi kiến trúc bên dưới lại cực kỳ hoành tráng

Cánh cửa thép này sẽ được đóng lại để che chắn cho quân đội và dân thường trong trường hợp xảy ra tấn công hạt nhân

Trong khi các mối đe dọa về tấn công hạt nhân Uzbekistan đã phai mờ, chủ nghĩa khủng bố trở thành mối đe dọa mới. Các khẩu hiệu tuyên truyền như “Nhận thức là yêu cầu của thời đại” được treo nhiều nơi trong hệ thống tàu điện ngầm Tashkent

Hoàng Cường (Theo Guardian)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-can-canh-ben-trong-he-thong-tau-dien-ngam-chong-bom-hat-nhan-lau-doi-nhat-trung-a/781871.antd