Cận cảnh chiếc vạc đồng siêu kỳ dị của nhà Nguyễn

Không chỉ là chiếc vạc cổ nhất trong 15 vạc đồng nhà Nguyễn ở Huế, chiếc vạc Bảo vật quốc gia này còn có hình dáng rất lạ lùng...

Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ 15 chiếc vạc đồng cổ, là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện tay nghề tuyệt vời của các nghệ nhân thời nhà Nguyễn. Trong số đó có một chiếc vạc được coi là độc nhất vô nhị trong hệ thống cổ vật của triều đại này.

Chiếc vạc được đúc năm 1631, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, hiện đang được đặt ngay trước hiên điện Long An (tòa nhà trưng bày chính của Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế).

Đây là một chiếc vạc có hình dáng rất lạ với cổ thắt bụng phình to, trông như một chiếc nồi kích thước lớn, trong khi những chiếc vạc còn lại đều có miệng loe rộng so với thân.

Vạc có bốn quai được tạo dáng đơn giản, nằm giữa cổ vạc và thân vạc.

Cổ vạc trang trí các chữ Vạn và chữ Thọ cách điệu, nằm ở khoảng giữa các quai.

Một phần cổ vạc có khắc dòng chữ đề niên đại "Tuế thứ Tân Mùi nhuận trọng xuân", tức năm 1631.

Một quai vạc khắc chữ "Trọng ngũ bách lục thập nhất cân", có nghĩa trọng lượng vạc là 561 cân (ta), tương đương 340 kg.

Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như một số chiếc vạc khác mà chỉ trang trí phần trên, phía có quai vạc.

Mô típ trang trí khá đơn giản.

Thân vạc có một số vết đạn, là dấu tích của các cuộc chiến ác liệt từng xảy ra ở Cố đô Huế.

Vạc được kê trên bộ chân chân kiềng bằng gang được tạo dáng khá đẹp và hài hòa với phần thân.

Trong lòng vạc.

Trong 15 chiếc vạc đồng của nhà Nguyễn ở Huế, đây chính là chiếc vạc đồng cổ nhất.

Hiện nay, những chiếc vạc này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem clip: Phực dựng Tử Cấm Thành Huế bằng kỹ thuật 3D.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/can-canh-chiec-vac-dong-sieu-ky-di-cua-nha-nguyen-1061717.html