Cận cảnh dàn vũ khí đình đám khiến Mỹ bẽ mặt trước Nga

Lâu nay siêu cường số 1 thế giới - Mỹ vẫn rất tự hào về những vũ khí như tên lửa Patriot và hệ thống chiến đấu Aegis. Những vũ khí này luôn được Washington ưu ái bán cho các đồng minh. Tuy nhiên, loạt vũ khí đình đám này vừa khiến Mỹ bẽ mặt hoàn toàn trước Nga và có thể sẽ phải đón nhận một thất bại lớn trên thị trường vũ khí trong thời gian tới.

Có đến 88 tên lửa Patriot đang được triển khai ở Ả-rập Xê-út để bảo vệ bầu trời nước này

Lâu nay, Patriot luôn được xem là vũ khí hàng đầu của Mỹ

Tên lửa này được cho là phiên bản tương xứng với tên lửa S-400 lừng danh của Nga

Chỉ những đồng minh được Mỹ ưu ái mới có thể mua các hệ thống Patriot của Mỹ

Tuy nhiên, các hệ thống Patriot của Mỹ ở Ả-rập Xê-út vừa rồi đã thể hiện năng lực chiến đấu thiếu hiệu quả, khiến Mỹ mất mặt

Hệ thống Aegis được trang bị cho các tàu chiến cũng là một thứ vũ khí nằm trong hệ thống phòng không của Ả-rập Xê-út

Aegis cũng là một vũ khí được đánh giá cao của Mỹ

Tuy nhiên, cùng với Patriot, Aegis của Mỹ cũng bất lực trong việc ngăn chặn loạt trận tấn công ồ ạt vào các cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út hồi cuối tuần vừa rồi

Cận cảnh một hệ thống Aegis được triển khai trên tàu chiến

Và đây là một hệ thống Aegis được triển khai trên bờ

Sở dĩ Mỹ phải mất mặt trước Nga là vì dàn vũ khí đình đám, tối tân và thiện chiến của họ ở Ả-rập Xê-út vừa rồi đã hoàn toàn trở thành “đống sắt vụn” trước loạt trận tấn công ồ ạt bằng máy bay không người lái và tên lửa dẫn đường nhằm vào các cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Ả-rập Xê-út.

Khoảng 88 hệ thống Patriot cùng 3 chiến hạm được trang bị các hệ thống Aegis được triển khai ở Ả-rập Xê-út đã không thể ngăn chặn được loạt trận tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của tập đoàn Saudi Aramco, để cho hàng chục máy bay không người lái cùng các tên lửa dẫn đầu xuyên thủng hệ thống phòng thủ. Hệ thống radar phủ khắp đất nước Ả-rập Xê-út cũng “im hơi lặng tiếng” trước các cuộc tấn công hồi cuối tuần vừa rồi.

Rõ ràng, dàn vũ khí khủng mà Ả-rập Xê-út bỏ ra cả núi tiền mua về từ Mỹ để bảo vệ đất nước đã hoàn toàn bất lực trong môi trường chiến đấu thực sự. Vụ việc này là đòn giáng mạnh vào uy tín của vũ khí Mỹ, khiến siêu cường số 1 thế giới không tránh khỏi cảm giác bẽ mặt.

Nga đã nhanh chóng chỉ ra điểm yếu chết người của các vũ khí hàng đầu của Mỹ. Một quan chức quân sự cấp cao của Nga hôm qua (19/9) cho biết, do được hưởng lợi từ đồng minh Mỹ, Ả-rập Xê-út đã tìm cách tạo dựng cho mình “hệ thống phòng không mạnh nhất trong khu vực với độ bao phủ của radar trên khắp cả nước”. Hiện tại, có 88 bệ phóng tên lửa Patriot, 52 trong số này là những phiên bản PAC-3 tối tân nhất, đang bảo vệ biên giới phía bắc Ả-rập Xê-út, vị quan chức cho Nga hay. Ngoài ra, ba tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường được trang bị 100 tên lửa 100 SM-2 đang hoạt động ở vùng Vịnh Persian, ngay ngoài khơi bờ biển Ả-rập Xê-út.

Tuy nhiên, tính hiệu quả của dàn vũ khí hùng hậu trên đang bị nghi ngờ sau khi hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn loạt trận tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở dầu mỏ trọng yếu của Ả-rập Xê-út hồi cuối tuần vừa rồi. Dàn vũ khí của Ả-rập Xê-út dường như vô dụng trong môi trường hành động thực tế.

Sức mạnh của các hệ thống phòng không Patriot và Aegis không tương xứng như những gì chúng được quảng cáo. Chúng đã không hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các mục tiêu cỡ nhỏ trên không và các tên lửa hành trình, vị quan chức Nga bình luận. Ông này cũng nói thêm rằng: “Các vũ khí đó đơn giản không thể chặn được một cuộc tấn công ồ ạt từ trên không trong môi trường chiến đấu thực sự”.

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tìm cách đưa ra một lý do để giải thích cho thất bại mất mặt của loạt vũ khí của Mỹ. Ông này nói rằng: “một vài trong số những vũ khí tốt nhất thế giới không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng”. Lời giải thích trên sẽ hợp lý nếu như chỉ có một bệ phóng Patriot đang hoạt động vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công, nguồn tin cho hay.

Vị quan chức Nga nhanh chóng phản pháo: "Lời giải thích của Ngoại trưởng Mỹ về việc các hệ thống phòng không trên khắp thế giới hoạt động với hiệu quả gây tranh cãi trong việc đánh chặn những cuộc tấn công thì điều này chỉ áp dụng khi nói về một hệ thống Patriot riêng lẻ. Tuy nhiên, Mỹ đã triển khai một mạng lưới phòng không rất mạnh ở Ả-rập Xê-út, đặc biệt là ở phía bắc, với một cơ sở radar vững chắc”.

Có thể nói, loạt trận tấn công vào Ả-rập Xê-út hồi cuối tuần vừa rồi không chỉ gây tổn thất lớn về vật chất cho chính nước bị tấn công mà còn khiến Mỹ mất mặt thực sự. Ngoài tổn thất về uy tín, Mỹ cũng lo ngại viễn cảnh vũ khí của Mỹ mất chỗ đứng trên thị trường sau màn thể hiện quá kém cỏi ở Ả-rập Xê-út.

Patriot là hệ thống tên lửa đánh chặn đất đối không tầm xa được nhiều "ông lớn" về quân sự trên thế giới ưa chuộng. Hệ thống tên lửa này có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và độ cao để chống lại các tên lửa chiến thuật, tên lửa hành trình và các loại máy bay tiên tiến khác.

Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 - 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/h. Sở hữu hệ thống radar theo dõi giai đoạn để đánh chặn mục tiêu có hiệu suất cao cùng với những tên lửa thông minh, Patriot có khả năng cùng một lúc nhận biết hơn 100 mục tiêu khác nhau, liên tục theo sát được tối đa 8 mục tiêu.

Patriot sử dụng nhiều loại tên lửa dẫn đường khác nhau như Standard, ASOJ/SOJC, PAC-2, PAC-2 GEM, GEM/C, GEM/T và PAC-3. Các tên lửa này được phóng đi và thu thập thông tin của mục tiêu gửi về trạm radar mặt đất. Từ đó các sĩ quan điều khiển sẽ tính toán và vạch hướng tấn công gửi trở lại cho các tên lửa thực hiện. Những thế hệ tên lửa dẫn đường của Patriot đã được cải tiến rất nhiều từ khi ra đời với những mục đích sử dụng cũng được thay thế. Thế hệ mới nhất của các tên lửa dẫn đường là PAC-3, với nhiều cải tiến về kĩ thuật cũng như hình dáng để đối phó với các tên lửa chiến thuật và máy bay ngày càng hiện đại, tinh vi hơn.

Patriot được xem là phiên bản tương đương với hệ thống phòng không đình đám S-300 và S-400 của Nga.

Trong khi đó, hệ thống chiến đấu Aegis của tập đoàn lừng danh Lockheed Martin Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhau gồm radar, máy tính, phần mềm, máy phóng vũ khí và vũ khí nhằm chống lại một loạt mối đe dọa trên mặt đất, trên không và dưới nước. Mục đích của sự kết hợp này là nhằm tạo ra một hệ thống chiến đấu toàn diện nhất.

Không phải vô cớ mà Aegis được ví là tấm lá chắn huyền thoại của thần Dớt. Nó chính là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng.

Hải quân Mỹ đã sử dụng rộng rãi hệ thống Aegis. Aegis là một phần trong hệ thống lá chắn tên lửa của NATO ở Châu Âu.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/tin-anh/201909/can-canh-dan-vu-khi-dinh-dam-khien-my-be-mat-truoc-nga-640505/