Cận cảnh dung nhan cô gái thời tiền sử 40.000 năm trước

Cô gái người Denisovan sống cách đây 40.000 năm ở Siberia có trán thấp, cằm đặc trưng, mũi to và quai hàm rộng - giống như người Neanderthal.

Khuôn mặt của một cô gái đã chết 40.000 năm trước ở Siberia đã được tiết lộ lần đầu tiên. Một mô hình in 3D và chân dung của người tiền sử Denisovan đã được tiết lộ trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Cell. Người Viking đã tuyệt chủng khoảng 15.000 năm trước và phần lớn thông tin về người Viking vẫn còn là một bí ẩn.

Nhưng vào năm 2010, ngón tay của cô gái đã được phục hồi với DNA chứa thông tin vô giá.

Khuôn mặt của cô gái người tiền sử chết cách đây 40 ngàn năm ở Siberia được tái tạo nhờ ADN từ ngón tay.

Khuôn mặt của cô gái người tiền sử chết cách đây 40 ngàn năm ở Siberia được tái tạo nhờ ADN từ ngón tay.

Nhờ công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã có thể tái hiện khuôn mặt cô gái nguời Denisovan với tỉ lệ chính xác 85%. Cô gái có trán thấp, cằm đặc trưng, mũi to và quai hàm rộng - giống như người Neanderthal.

“Tôi nghĩ rằng người Denisovan trông khá tương đồng với người Neanderthal vì họ có họ hàng gần gũi”, tác giả nghiên cứu, David Gokhman nói trên Live Science. “Nhưng vẫn có nhứng điểm khác biệt cơ bản và rất dễ nhận ra”.

Các nhà nghiên cứu tái tạo khuôn mặt cô gái dựa trên những đánh giá về mặt di truyền có tác động đến đặc điểm vật lý như thế nào.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trên tinh tinh trước, với tỉ lệ chính xác 85%.

"Có nhiều lớp khác nhau tạo nên bộ gene của chúng ta", nhà di truyền học của Đại học Stanford nói thêm. "Chúng ta có trình tự ADN, nơi gen được mã hóa”.

“Trên hết, có các lớp quy định và kiểm soát xem gene nào được kích hoạt hoặc hủy kích hoạt, và ở trong mô nào".

Các nhà nghiên cứu hi vọng có thể tìm được nhiều dấu vết của người Denisovan hơn nữa để tìm hiểu thêm về giống người đã tuyệt chủng này.

“Chúng tôi muốn tìm thêm xương người Denisovan để mở rộng nghiên cứu”, Gokhman nói.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy ADN của người ở một bộ lạc Papua New Guinea có 5% gene trùng khớp với người Denisovan. Hài cốt thiếu nữ 13 tuổi ở Papua New Guinea được xác định có mẹ là người Neanderthal và cha là người Denisovan.

Trước đó, tiến hành phân tích bộ gene trên một mảnh xương duy nhất được lấy từ hang Denisova ở dãy núi Altai của Nga, các nhà khoa học thuộc Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức đã phát hiện, đây là con lai giữa hai chủng người cổ đại - Neanderthal và Denisovan – đều không phải tổ tiên trực tiếp của chúng ta (Homosapien), được đặt tên là Denny.

Denny thừa hưởng bộ nhiễm sắc thể từ các tổ tiên người Neanderthal và Denisovan. Ảnh: Nature

Theo các nhà khoa học, hầu hết những dấu vết về người Neanderthal đã được tìm thấy trên khắp miền tây lục địa Á-Âu, trong khi cho đến nay người Denisovan mới chỉ được phát hiện trong hang động Siberia. Nhưng đôi khi, người Neanderthal có thể đã đi từ Tây Âu đến Siberia, hoặc ngược lại. Điều này dẫn tới khả năng cho một số con lai Neanderthal và Denisovan ra đời dù không nhiều.

Minh Khôi (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/can-canh-dung-nhan-co-gai-thoi-tien-su-40000-nam-truoc-a293984.html