Cận cảnh 'ma trận' vũ khí hủy diệt của Nga ở tiền đồn kiên cố nhất

Vùng đất Kaliningrad được trang bị vũ khí 'đến tận chân răng' của Nga đang là tiền đồn gây lo ngại nhất đối với phương Tây. Chính vì lẽ đó, NATO đang tìm cách chọc thủng hàng rào phòng thủ dày đặc và kiên cố ở vùng đất này.

S-400 là vũ khí hàng đầu của Nga và được rất nhiều nước thèm muốn

S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương.

Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 - báu vật của Không lực Mỹ, cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.

Tên lửa S-300

Cận cảnh tên lửa Oniks

Oniks là tên lửa chống hạm tầm trung, được thiết kế để chiến đấu với các nhóm tàu nổi và tàu chiến đơn lẻ của hải quân địch trong điều kiện đối kháng hỏa lực mạnh và thiết bị vô tuyến điện tử gây nhiễu.

Tên lửa Oniks

Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone). Đây là một trong những vũ khí chủ lực Nga dùng để đối phó với một phương Tây hùng mạnh.

Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh) và tầm bắn lên tới gần 500km.

Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.

Vùng đất biệt lập Kalinigrad của Nga – khu vực nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên bờ biển Baltic và có địa lý tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của nước Nga, đang được triển khai dày đặc các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400, tên lửa chống hạm Oniks and tên lửa đất đối đất Iskander.

Từ Kaliningrad, Nga có thể đe dọa các máy bay, tàu thuyền và lực lượng bộ binh của NATO trong phạm vi hàng trăm dặm ở mọi hướng. Đây là lý do khiến Nga chuẩn bị cho mình một lực lượng quân sự cực mạnh ở Kaliningrad trong khi Mỹ cùng NATO tìm cách đối phó với dàn vũ khí đầy uy lực của Nga ở vùng đất nhạy cảm này.

Một chỉ huy hàng đầu của Mỹ mới đây tiết lộ, Lầu Năm Góc có kế hoạch phá hủy những hàng rào phòng thủ kiên cố ở Kalinigrad - tiền đồn Châu Âu được trang bị vũ khí dày đặc nhất của Nga. Các lực lượng Mỹ tỉn rằng họ biết cách phá vỡ hàng rào phòng thủ ở Kaliningrad, Tướng Jeff Harrigan – Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Châu Âu, đã nói như vậy với các phóng viên. “Chúng tôi đã được huấn luyện cho điều đó”, ông Harrigian nhấn mạnh.

Vị trí đặc biệt của Kaliningrad – nằm giữa Ba Lan và Lithuania đồng thời tách biệt với Nga, khiến nó vừa trở thành một bàn đạp tấn công lợi hại vừa dễ là mục tiêu bị tấn công.

Tuy nhiên, để NATO đối phó với Kaliningrad không hề đơn giản khi mà Nga đã thiết lập một hệ thống phòng thủ dày đặc và thiện chiến trong khu vực. Một số nhà phân tích tin rằng, nếu Mỹ và NATO thực sự tấn công và Kaliningrad thì đó rất có thể là một cuộc tấn công liên quan đến hạt nhân. Nhận định này cho thấy, một cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây ở Kaliningrad sẽ là một ác mộng kinh hoàng.

Sức mạnh hệ thống phòng thủ ở Kalingrad sẽ được thể hiện rõ nét thông qua những thông số chi tiết về dàn vũ khí đang được triển khai ở đây.

S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao. Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Phiên bản trước của S-400 – S-300 cũng có sức mạnh đáng nể. S-300 là hệ thống tên lửa di động vô cùng tinh vi, có khả năng phá hủy tên lửa hành trình và chiến đấu cơ của đối phương. Được xem là một trong những tên lửa quý giá nhất của Nga, S-300, hay SA-20 Gargoyles theo cách gọi của NATO, có thể bắn hạ máy bay và tên lửa đạn đạo ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km.

S-300 được trang bị nhiều loại radar tối tân, bao gồm đài radar trinh sát 36D6 phát hiện mục tiêu ở cự ly xa tới 360km, bám bắt 120 mục tiêu cùng lúc, radar trinh sát bắt thấp (độ cao thấp) 76N6, radar điều khiển hỏa lực 30N6 sử dụng để dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Bệ phóng tự hành lắp ống phóng đạn tên lửa của hệ thống này sẽ bắn theo phương thẳng đứng. Hệ thống S-300 có thể phóng 6 tên lửa liền một lúc, mỗi tên lửa có khả năng phá hủy các loại máy bay như F-16 và F-22 - báu vật của Không lực Mỹ, cũng như đánh chặn các mục tiêu đạn đạo.

Trong khi đó, Oniks là tên lửa chống hạm tầm trung, được thiết kế để chiến đấu với các nhóm tàu nổi và tàu chiến đơn lẻ của hải quân địch trong điều kiện đối kháng hỏa lực mạnh và thiết bị vô tuyến điện tử gây nhiễu.

Sẽ là thiếu sót khi không nói đến tên lửa Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone). Đây là một trong những vũ khí chủ lực Nga dùng để đối phó với một phương Tây hùng mạnh. Iskander-M là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tối tân của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn. Loại vũ khí này bắt đầu được đưa vào biên chế của quân đội Nga từ năm 2006.

Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.

Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa "vô đối", không thể đánh chặn.

Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh) và tầm bắn lên tới gần 500km. Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/tin-anh/201909/can-canh-ma-tran-vu-khi-huy-diet-cua-nga-o-tien-don-kien-co-nhat-640553/