Cận cảnh tổ hợp pháo phòng không có một không hai của Nga

Khi mà xu thế phát triển các tổ hợp phòng không trên thế giới đều đi theo hướng sử dụng các loại tên lửa đất đối không, thì người Nga lại quyết định đi ngược lại khi ch o ra đời tổ hợp pháo phòng không 'Derivation-PVO'.

Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti gần đây, Giám đốc Viện nghiên cứu Burevestnik (Công ty con của Tập đoàn Uralvagonzavod) khẳng định nguyên mẫu mới nhất của tổ hợp pháo phòng không tự hành đầu tiên của Quân đội Nga sau nhiều thập kỷ 2S38 “Derivation-PVO” đang được Uralvagonzavod thử nghiệm. Nguồn ảnh:UZV.ru

Thông tin trên được ông Zakamennikov đưa ra tại triển lãm công nghệ quốc phòng ArmHiTech-2018 diễn ra vào cuối tháng trước tại Armenia. Vị giám đốc này còn cho biết, Derivation-PVO sẽ vũ khí phòng không có một không hai trên thế giới với khả năng tác chiến đa nhiệm và có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau. Trong ảnh là nguyên mẫu mới của Derivation-PVO được Uralvagonzavod giới thiệu gần đây. Nguồn ảnh: Defence.ru

Ông Zakamennikov còn tiết lộ nhiều khả năng trong tương lai gần Derivation-PVO có thể sẽ được phát triển chung với nền tảng khung gầm hạng nặng Armata, tương tự như một số phương tiện bọc thép của được Quân đội Nga phát triển trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: bastion-karpenko.

Giám đốc Viện Burevestnik còn nhấn mạnh, Derivation-PVO năng lực tác chiến của Derivation-PVO sẽ tương tự các tổ hợp tên lửa phòng không nhưng lại chi phí vận hành lẫn sản xuất thấp hơn nhiều lần. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Nguyên mẫu pháo phòng không tự hành 2S38 “Derivation-PVO” được Nga giới thiệu lần đầu tiên tại Russia Arms Expo 2015, ngay ở thời điểm xuất hiện Derivation-PVO đã tạo được dấu ấn mới cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga nói chung và Tập đoàn Uralvagonzavod nói riêng. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Sở dĩ nói như vậy là bởi đây là tổ hợp pháo phòng không tự hành đầu tiên của Nga sau nhiều thập kỷ không đi kèm tên lửa phòng không, và sử dụng tổ hợp vũ khí tự động AU-220M với vũ khí chính là pháo tự động 57mm. Bên cạnh đó một điều khác khiến Derivation-PVO trở nên nổi bật là tổ hợp vũ khí AU-220M vận hành hoàn toàn tự động. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Theo đó, AU-220M là một trạm vũ khí điều khiển từ xa không cần vận hành trực tiếp mà thay vào đó kíp chiến đấu trên Derivation-PVO điều khiển AU-220M từ xa bên trong một khoang lái riêng biệt, thiết kế này tương tự như xe tăng T-14 Armata hay xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata với các trạm vũ khí tự động. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Còn về nền tảng khung gầm chính của Derivation-PVO hiện tại vẫn là khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3, có trọng lượng chiến đấu vào khoảng từ 6-7 tấn, tầm hoạt động của nó có thể tương đương hoặc hơn BMP-3 hơn 600km. Tốc độ hành quân tối đa của phương tiện này 45-70km/h trên bộ và 10km/h khi vượt chướng ngại nước. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Về hệ thống vũ khí chính trên Derivation-PVO là AU-220M nó có trọng lượng chiến đấu từ 2.8 đến 4.4 tấn bao gồm cả hệ thống quang điện tử, bản thân AU-220M có nhiều biến thể khác nhau nên trọng lượng của nó cũng thay đổi theo từng biến thể. Các thiết bị trinh sát của AU-220M có thể theo dõi các mục tiêu từ khoảng cách lên đến 4.9km và có phạm vi quan sát 360 độ. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Pháo chính 57mm trên AU-220M, có tốc độ bắn 120 phát/phút với tầm bắn hiệu quả 6.000 mét, với các mục tiêu có độ cao bay từ vài trăm cho đến hơn 4.000 mét kể cả khi các mục tiêu này di chuyển với vận tốc 500 mét/giây. Cơ số đạn AU-220M được trang bị vào khoảng 148 viên. Nguồn ảnh: otvaga2004.ru

Kíp vận hành của AU-220M chỉ vào khoảng hai người, trong khi đó dành cho toàn tổ hợp Derivation-PVO là ba người. Điều này cho thấy một phần nào đó khả năng tối ưu hóa hệ thống chiến đấu trên tổ hợp pháo phòng không tự hành này. Nguồn ảnh: army-news.ru.

Hình ảnh Derivation-PVO thử nghiệm với trạm vũ khí AU-220M thông thường không được trang bị khối quang điện tử thực hành bắn mục tiêu ban đêm. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Còn đây là bài bắn chuyển trạng thái từ các mục tiêu trên không sang các mục tiêu mặt đất đang di chuyển ở khoảng cách hơn 3.000 mét, điều này cho thấy khả năng cơ động tuyệt vời của Derivation-PVO. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Có một vài điểm mới trên nguyên mẫu Derivation-PVO mới được Uralvagonzavod giới thiệu là việc nó được trang bị giáp bảo vệ tích hợp ở hai bên thân, trạm vũ khí AU-220M cũng được làm gọn hơn so với trước. Nguồn ảnh: bastion-opk.ru.

Bên cạnh đó các tổ hợp pháo phòng không Derivation-PVO còn được trang bị đi kèm xe nạp đạn tự động ТЗМ 9Т260, với thời gian tái nạp không quá 20 phút cho mỗi tổ hợp. Nguồn ảnh: bastion-opk.ru.

Mời độc giả xem video: Sức mạnh tổ hợp pháo - tên lửa phòng không 2K22 Tunguska của Quân đội Nga. (nguồn War Clashes)

Trà Khánh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/can-canh-to-hop-phao-phong-khong-co-mot-khong-hai-cua-nga-1032849.html