Cận cảnh trực thăng đưa hàng tiếp tế tới vùng cô lập ở Phước Sơn

Sáng 1/11, Quân chủng Phòng không- Không quân đã điều động 2 mũi đường bộ và đường không tiếp tế lương thực cho đồng bào các xã đang bị cô lập ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.

Sở Chỉ huy tiền phương của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) đặt tại thành phố Đà Nẵng do Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Thiếu tướng Phạm Trường Sơn đang kiểm tra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bay.

Sở Chỉ huy tiền phương của Quân chủng Phòng không Không quân (PKKQ) đặt tại thành phố Đà Nẵng do Thiếu tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tư lệnh Quân chủng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Thiếu tướng Phạm Trường Sơn đang kiểm tra kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bay.

Trong ngày 1/11, máy bay trực thăng Mi17 số hiệu 8432 do Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 930 Quân chủng PKKQ làm Cơ trưởng, đã 2 lần xuất phát, chở 4 tấn hàng cứu trợ các xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn. Đây là điểm bị cô lập mà tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Quốc phòng ứng cứu hỗ trợ khẩn cấp.

Trong ngày 1/11, máy bay trực thăng Mi17 số hiệu 8432 do Thượng tá Nguyễn Ngọc Trung, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 930 Quân chủng PKKQ làm Cơ trưởng, đã 2 lần xuất phát, chở 4 tấn hàng cứu trợ các xã Phước Lộc, Phước Thành, huyện Phước Sơn. Đây là điểm bị cô lập mà tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Quốc phòng ứng cứu hỗ trợ khẩn cấp.

Lúc 14h40' chiều 1/11, máy bay trực thăng Mi171 xuất phát chuyến thứ 2, chở thêm 2 tấn hàng từ sân bay Đà Nẵng đi Phước Sơn, nhằm dự phòng lương thực cho người dân khi bão số 10 dự báo sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Nam.

Lúc 14h40' chiều 1/11, máy bay trực thăng Mi171 xuất phát chuyến thứ 2, chở thêm 2 tấn hàng từ sân bay Đà Nẵng đi Phước Sơn, nhằm dự phòng lương thực cho người dân khi bão số 10 dự báo sẽ ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Nam.

Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng Phòng Quân huấn Sư đoàn không quân 372, Chỉ huy bay tại huyện Phước Sơn cho biết: “Ngoài phương án vận chuyển bằng dường không thì địa phương đã có phương án đi bằng đường bộ cho lực lượng dân quân tự vệ gùi, tăng bo từng đoạn 1, tời cẩu qua các khe suối để đưa các nhu yếu phẩm cần thiết đến cho đồng bào”.

Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó trưởng Phòng Quân huấn Sư đoàn không quân 372, Chỉ huy bay tại huyện Phước Sơn cho biết: “Ngoài phương án vận chuyển bằng dường không thì địa phương đã có phương án đi bằng đường bộ cho lực lượng dân quân tự vệ gùi, tăng bo từng đoạn 1, tời cẩu qua các khe suối để đưa các nhu yếu phẩm cần thiết đến cho đồng bào”.

Hiện tại các xã đang bị sạt lở cô lập có gần 3.000 người dân. Lương thực, thực phẩm dự trữ tại chỗ cung cấp cho người dân sắp cạn kiệt.

Hiện tại các xã đang bị sạt lở cô lập có gần 3.000 người dân. Lương thực, thực phẩm dự trữ tại chỗ cung cấp cho người dân sắp cạn kiệt.

Khu vực sạt lở, cô lập tại xã Phước Lộc. Đường sá đã bị sạt trượt, chia cắt.

Khu vực sạt lở, cô lập tại xã Phước Lộc. Đường sá đã bị sạt trượt, chia cắt.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu lực lượng cứu trợ phải tiếp tế đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho hàng ngàn người bị cô lập đủ dùng trong 30 ngày để chờ thông đường vào.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu lực lượng cứu trợ phải tiếp tế đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men và các nhu yếu phẩm cho hàng ngàn người bị cô lập đủ dùng trong 30 ngày để chờ thông đường vào.

Khu vực trường học được xác định là điểm thả lương thực tiếp tế.

Khu vực trường học được xác định là điểm thả lương thực tiếp tế.

Điểm dân cư bị đất đá sạt trượt bao quanh.

Điểm dân cư bị đất đá sạt trượt bao quanh.

Sạt lở nặng tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Theo nguồn tin của phóng viên VOV, có 3 trường hợp người dân đã được chuyến bay thứ 2 đưa về Đà Nẵng chăm sóc, chữa trị. Đó là cô giáo Đinh Thị Vân đang mang thai 7 tháng; người thứ hai là Mai Thị Vân (40 tuổi) công nhân Nhà máy thủy điện Đak Mi 2 bị thương đứt dây chằng và bà Nguyễn Thị Thúy (70) tuổi bị thương nhẹ trong bão số 9.

Sạt lở nặng tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn. Theo nguồn tin của phóng viên VOV, có 3 trường hợp người dân đã được chuyến bay thứ 2 đưa về Đà Nẵng chăm sóc, chữa trị. Đó là cô giáo Đinh Thị Vân đang mang thai 7 tháng; người thứ hai là Mai Thị Vân (40 tuổi) công nhân Nhà máy thủy điện Đak Mi 2 bị thương đứt dây chằng và bà Nguyễn Thị Thúy (70) tuổi bị thương nhẹ trong bão số 9.

Chuẩn bị thả lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người đang bị cô lập.

Chuẩn bị thả lương thực thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người đang bị cô lập.

Trong ngày 1/11, 4 tấn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm đã được thả xuống vùng bị cô lập - nơi 3.000 hộ dân đang dân cạn lương thực./.

Trong ngày 1/11, 4 tấn lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm đã được thả xuống vùng bị cô lập - nơi 3.000 hộ dân đang dân cạn lương thực./.

Hải Sơn/VOV-Miền Trung

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/can-canh-truc-thang-dua-hang-tiep-te-toi-vung-co-lap-o-phuoc-son-814423.vov