'Căn cước công dân' ở Việt Nam xuất hiện lần đầu vào năm nào?

Sau khi lên ngôi hoàng đế và lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Thanh xâm lược, vị vua này bắt đầu triển khai các chiến lược nhằm ổn định kinh tế, xã hội nước nhà. Tín bài cũng ra đời từ ấy.

1. 'Căn cước công dân' ở Việt Nam xuất hiện lần đầu dưới triều đại của vị hoàng đế nào?

icon

Đinh Tiên Hoàng

icon

Lý Nam Đế

icon

Quang Trung Hoàng đế

Câu trả lời đúng là đáp án C: Sau khi lên ngôi, Hoàng đế Quang Trung sai quan lại địa phương rà soát sổ điền hộ, kê khai số định, số ruộng hiện có để triều đình quy định ngạch thuế. Sau đó, ông phát cho mỗi người một tấm thẻ có ghi họ tên, quê quán và điểm chỉ dấu vân tay nhằm quản lý nhân khẩu. Quang Trung Hoàng đế (sinh năm 1753 – mất ngày 16 tháng 9 năm 1792), miếu hiệu Tây Sơn Thái ; được dùng để phân biệt với Nguyễn Thái Tổ nhà Nguyễn), danh xưng khác là Bắc Bình Vương, tên khai sinh là Hồ Thơm, quê gốc Nghệ An sau đổi tên thành Nguyễn Huệ, là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.

2. Loại thẻ bài tương tự căn cước công dân này có tên là gì?

icon

Tín bài

icon

Tín chỉ

icon

Hộ bài

icon

Đinh bài

Câu trả lời đúng là đáp án A: Tín bài của nhà Tây Sơn được dân gian miêu tả có khắc 4 chữ “Thiên Hạ Đại Tín” ở giữa, xung quanh ghi tên họ, quê quán của cá nhân sở hữu. Ngoài ra, người dân còn điểm chỉ dấu vân tay lên đó để làm bằng chứng. Khi ra đường, mọi người đều phải mang tín bài này bên mình. Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc –Trịnh – Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ (1428–1527) bị sụp đổ, đồng thời triều đại này đã 2 lần đánh bại quân xâm lược ngoại quốc (quân Xiêm La và quân nhà Thanh) bằng những chiến dịch quân sự thần tốc. Tuy nhiên, năm 1792, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ, người kế vị là Quang Toản còn quá nhỏ đã khiến nhà Tây Sơn không có lãnh đạo đủ năng lực, ưu thế dần chuyển sang Nguyễn Ánh, một hậu duệ của dòng họ Chúa Nguyễn nắm quyền trên đất Đàng Trong trước kia.

3. Hoàng đế Quang Trung chính thức cho lưu hành loại thẻ bài này vào năm nào?

icon

1777

icon

1788

icon

1799

Câu trả lời đúng là đáp án B: Sau khi lên ngôi hoàng đế và lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Thanh xâm lược vào Tết Mậu Thân năm 1788, Quang Trung bắt đầu triển khai các chiến lược nhằm ổn định kinh tế, xã hội nước nhà. Tín bài cũng ra đời từ ấy.

4. Những người không có loại thẻ bài này sẽ bị hình phạt gì?

icon

Bắt giam

icon

Đánh phạt

icon

Xung lính

Câu trả lời đúng là đáp án C: Những cá nhân không sở hữu tín bài có thể bị coi là người có tội và bị bắt xung lính. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, tín bài của Quang Trung Hoàng đế khiến công việc thống kê dân số trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng giúp phát hiện gián điệp hoặc những kẻ có ý đồ chống lại triều đình đang trà trộn trong dân chúng.

5. Sau khi ông mất, người con nào của Hoàng đế Quang Trung đã chấm dứt sự tồn tại của loại thẻ bài này?

icon

Nguyễn Quang Thiệu

icon

Nguyễn Quang Bàn

icon

Nguyễn Quang Toản

icon

Nguyễn Quang Duy

Câu trả lời đúng là đáp án C: Năm 1792, Hoàng đế Quang Trung qua đời. Con trai của ông là Quang Toản lên ngôi khi mới 10 tuổi. Chính Quang Toản là người đã ra lệnh bãi bỏ các quy định về tín bài. Nguyễn Quang Toản (1783 – 1802), là vị hoàng đế thứ 3 và cuối cùng của Vương triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là con trai của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), lên ngôi sau khi Nguyễn Huệ mất vào tháng 8 năm 1792 khi mới 10 tuổi.

6. Vua Quang Trung hồi nhỏ có tên là gì?

icon

Ba Thơm

icon

Ba Văn

icon

Ba Bình

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vua Quang Trung là vị vua có nhiều tên gọi nhất, hồi nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, khi trưởng thành đổi họ Hồ sang họ Nguyễn và lấy tên là Nguyễn Văn Thơm, sau đó được thầy học đổi tên là Nguyễn Huệ. Ngoài ra ông còn có tên khác là Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Quang Bình, Nguyễn Văn Bình; trong số các tên đó thì Nguyễn Huệ là tên được sử dụng phổ biến nhất và được mọi người biết đến nhiều nhất. Vì theo cách gọi thứ bậc ở miền trong nên khi bé, vị hoàng đế nổi danh triều Tây Sơn này được gọi thân mật là Ba Thơm. Tương truyền Ba Thơm thông minh nhưng rất hiếu động, thường dẫn đầu đám trẻ con chăn trâu bày các trò tinh nghịch. Chuyện kể rằng một lần cậu bé Thơm cùng các bạn trong thôn thả trâu ăn cỏ ven đường, sau đó kéo nhau lên rừng hái ổi, bắt chim rồi rủ nhau xuống Vực Muồng bơi lội, tắm táp.

7. Loại chữ nào dược Quang Trung sử dụng làm chữ viết chính thức của nhà nước?

icon

Chữ Hán

icon

Chữ Quốc ngữ

icon

Chữ Nôm

icon

Chữ Nho

Câu trả lời đúng là đáp án C: Dưới thời vua Quang Trung, chữ Nôm được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước. Vua Quang Trung lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.

8. Vua Quang Trung giao cho ai lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm?

icon

Nguyễn Thiếp

icon

Ngô Thời Nhậm

icon

Vũ Văn Dũng

icon

Ngô Văn Sở

Câu trả lời đúng là đáp án A: Người được vua Quang Trung lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm là Nguyễn Thiếp. Nguyễn Thiếp sinh năm 1723 trong một gia đình hiếu học tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc Can Lộc, Hà Tĩnh). Bố ông là Quản lĩnh Nguyễn Quang Trạch. Mẹ người họ Nguyễn.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-cuoc-cong-dan-o-viet-nam-xuat-hien-lan-dau-vao-nam-nao-post1505716.tpo