Cancel culture - khi 'xóa sổ' thành xu hướng trên mạng lẫn ngoài đời

Cancel culture xuất hiện vào năm 2015, còn được gọi theo cách khác là call-out culture.

Cancel culture /ˈkæn.səl ˌkʌl.tʃər/ (danh từ): Văn hóa tẩy chay, văn hóa xóa sổ, văn hóa bãi bỏ.

Định nghĩa:

Cambridge Dictionary định nghĩa cancel culture là cách cư xử của một nhóm người hoặc một cộng đồng (thường là trên mạng) nhằm từ chối và ngừng ủng hộ người nổi tiếng vì họ đã nói hoặc làm điều xúc phạm bạn.

Theo Merriam-Webster Dictionary, cancel culture còn được gọi là call-out culture (văn hóa phơi bày), dùng để định nghĩa những hành động tẩy chay tập thể, nhằm "xóa sổ" một cá nhân hoặc tập thể ra khỏi xã hội. Hành động này có thể diễn ra trên mạng hoặc ngoài đời thực.

Thuật ngữ cancel culture được cho là xuất hiện vào năm 2015, nhưng theo TS Xã hội học Jill McCorkel tại ĐH Villanova, văn hóa tẩy chay đã xuất hiện từ lâu và tồn tại xuyên suốt lịch sử loài người.

Bà nói với The Post rằng xã hội loài người từ lâu vẫn luôn tẩy chay và trừng phạt những hành vi lệch chuẩn, chỉ là không dùng thuật ngữ cancel culture để định nghĩa như hiện nay.

Ứng dụng của cancel culture trong tiếng Anh:

- If you are an Internet user, chances are you have come across the idea that we live in a "cancel culture" or "call out culture".

Dịch: Nếu bạn là người dùng Internet, rất có thể bạn từng bắt gặp những ý kiến cho rằng chúng ta đang sống trong "nền văn hóa tẩy chay" hoặc "văn hóa phơi bày".

- In a cancel culture, we appoint ourselves the arbiters of right and wrong and also the judge and jury. Because thanks to social media, we get to dole out punishment.

Dịch: Trong nền văn hóa tẩy chay, chúng ta có thể biến mình thành trọng tài phân xử đúng sai, cũng có thể làm thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Bởi vì nhờ có mạng xã hội, chúng ta mới có thể đưa ra những hình phạt.

Thái An

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cancel-culture-khi-xoa-so-thanh-xu-huong-tren-mang-lan-ngoai-doi-post1351981.html