Cẳng thẳng cảnh tiêm kích J-11BH Trung Quốc bổ nhào phóng rocket trên không

Không chỉ sử dụng thiết kế Su-27 của Liên Xô tạo ra những chiếc J-11A hay J-11B cho không quân, Trung Quốc còn tạo ra hẳn một biến thể J-11 dành cho hải quân nước này.

Khác biệt gần như hoàn toàn so với phiên bản J-11A được Trung Quốc phát triển từ bản Su-27SK, chiến đấu cơ J-11BH là phiên bản chiến đấu cơ hai ghế ngồi được phát triển từ "người tiền nhiệm" J-11B. Trong ảnh là chiến đấu cơ J-11BH Trung Quốc phóng rocket diễn tập bắn đạt thật trên không. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

Theo đó chiến đấu cơ J-11B là phiên bản J-11 sử dụng công nghệ gần như hoàn toàn của Trung Quốc với động cơ WS-10A, kèm theo đó là kiểu dáng khí động học, hệ thống hỗ trợ sự sống, hệ thống radar hoàn toàn mới do Trung Quốc tự nghiên cứu và phát triển. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

Biến thể J-11BH là phiên bản dành riêng cho Hải quân Trung Quốc, lần đầu tiên được lộ diện từ năm 2010. Phiên bản này cũng sử dụng động cơ WS-10A do Trung Quốc chế tạo. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

Phía Trung Quốc từng nhiều lần tuyên bố, hệ thống hỗ trợ sự sống mà cụ thể là hệ thống cung cấp và thu hồi ô-xy do nước này tự phát triển trên chiến đấu cơ J-11 là tối ưu hơn nhiều so với hệ thống nguyên bản được phát triển bởi Liên Xô. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

Giống với phần lớn các phiên bản J-11B, tiêm kích J-11BH cũng có tốc độ tối đa khoảng Mach 2.3, tương đương với khoảng 2500 km/h ở độ cao lớn. Tầm hoạt động của J-11BH vào khoảng 3500 km và có bán kính chiến đấu 1500 km. Nguồn ảnh: Chinamilitary.

J-11BH được trang bị 1 pháo 30mm cùng với 150 viên đạn, kèm theo đó là 10 giá treo cứng các loại ở dưới hai cánh và dưới bụng, cho phép nó có thể mang theo được các loại tên lửa không đối không, không đối đất và bom. Nguồn ảnh: 81.

So với các loại máy bay Su-27 và các phiên bản biến thể của Su-27 sau này trong đó có cả Su-30, J-11BH của Trung Quốc sử dụng chất liệu cách điện làm bằng chất liệu đặc biệt để bao bọc quanh các thiết bị điện tử của loại máy bay này. Tấm điện môi này được Trung Quốc tuyên bố là chưa từng được Nga hay Mỹ biết tới. Nguồn ảnh: 81.

Thêm vào đó là thiết kế buồng lái với kính chắn gió bất đối xứng - một kiểu thiết kế chưa từng có ở những phiên bản Su-30MKK/MK2 và Su-27SMK của Nga. Đây cũng điểm độc đáo của phiên bản J-11BH và J-11B do Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: 81.

Có thể nói, dù chỉ là một phiên bản "nhái" bất hợp pháp, tuy nhiên, Trung Quốc dường như đã nâng Su-27 của Liên Xô lên một tầm cao mới với việc liên tục cải tiến và chế tạo ra các phiên bản có hiệu suất chiến đấu cực cao từ J-11. Nguồn ảnh: 81.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh Su-27 phiên bản "của nhà trồng được của Trung Quốc tập trận bắn đạn thật.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cang-thang-canh-tiem-kich-j-11bh-trung-quoc-bo-nhao-phong-rocket-tren-khong-1057767.html