Căng thẳng Trung Đông: Đàm phán hòa bình kết thúc trong bế tắc?

Khoảng 20.000 người Palestine đã tuần hành cuối tuần qua tại phía Đông Dải Gaza và Israel. Đây là đợt tuần hành quy mô lớn thứ hai trong 6 tuần biểu tình của người dân Palestine phản đối Israel mang tên 'Great March of Return.'

Các nguồn tin từ Palestine, xung đột giữa lực lượng biên giới Israel và người tuần hành hôm 6/4 đã khiến 8 người Palestine thiệt mạng và khoảng 1.300 người khác bị thương. Những người tham gia đã đốt hàng trăm lốp xe và ném đá vào binh sĩ Israel qua hàng rào biên giới. Trong khi đó, phía binh lính Israel đáp trả bằng hơi cay và đạn thật. Tại dải Gaza, hơn 400 người Palestine đã được đưa tới các bệnh viện và các trung tâm y tế. Hiệp hội Nhà báo Palestines cho biết có ít nhất 6 phóng viên đã bị trúng đạn và 1 người thiệt mạng. Mặc dù vậy người Palestine khẳng định tiếp tục các cuộc biểu tình bất chấp phản ứng cứng rắn của Israel cho đến ngày 15 tháng 5 để phản đối việc Mỹ chuyển đại sứ quán từ Ten Aviv tới Jerusalem và phản đối sự chiếm đóng của Israel.

Đây là cuộc tuần hành lớn thứ hai với quy mô nhỏ hơn diễn ra chỉ 1 tuần sau các cuộc tuần hành tương tự dẫn tới tình trạng bạo lực khiến 20 người Palestine thiệt mạng hôm 30/3 vừa qua. Các cuộc tuần hành của người Palestine nhằm gửi thông điệp đến cộng đồng quốc tế rằng người Palestine có các quyền hợp pháp, trong đó có quyền hồi hương. Ngày đầu tiên đợt tuần hành đánh dấu "Ngày Đất đai" của người Palestine, khi chính quyền Israel tuyên bố tịch thu đất ở Galilee và Negev vào năm 1976, dẫn tới các cuộc biểu tình quy mô lớn của người Palestine tại Israel. Đợt tuần hành kéo dài 6 tuần cho đến khi Trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem khai trương dự kiến vào ngày 14/5 tới. Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vào tháng 12/2017 khiến người Palestine phẫn nộ vì Palestine xác định khu vực Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.

Thành phố Jerusalem, tâm điểm tranh chấp giữa người Israel và ngươi Palestine, nơi được cho sẽ trở thành điểm nóng tháng 5 tới khi Đại sứ quán Mỹ chuyển về Jerrusalem.

Trong khi đó, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cảnh bảo tình hình tại Dải Gazza rất căng thẳng có thể “bùng nổ” bất kỳ lúc nào đồng thời chỉ trích Mỹ chưa có phản ứng thích đáng. Đại sứ Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Mỹ Husam Zomlot cho rằng Mỹ đã lên tiếng yêu cầu người Palestine kiềm chế, không xâm phạm biên giới Israel nhưng lại không chỉ trích hành động trấn áp mạnh tay của lực lượng Israel.

Trước tình hình này, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Malki cho biết các động thái tiếp theo sẽ tùy thuộc vào Liên Hiệp Quốc. Phía Palestine đã yêu cầu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ủng hộ đề xuất của ông về sự hình thành của một ủy ban của vụ thảm sát điều tra bởi các lực lượng Israel tại Dải Gaza. Tùy chọn thứ hai là Palestine sẽ gửi một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng hiện nay để bảo vệ người dân Palestine. Về phần mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa. Đại diện Liên hợp quốc về Trung Đông phái viên Nickolay Mladenov đã liên lạc với các quan chức Israel và Palestine để 2 bên duy trì hòa bình.

Trong cuộc phỏng vấn với báo Shevi’i, Đại sứ Mỹ tại Israel David Friedman đã trực tiếp chỉ trích giới lãnh đạo Palestine. Ông cho biết sự kiên nhẫn của Nhà Trắng với Tổng thống chính quyền Palestine (PA) Mahmoud Abbas đã hết, nếu ông Abbas từ chối đàm phán với Israel và Mỹ, sẽ có người khác thay thế ông làm việc đó. Trong khi đó, một số quan chức Palestine cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang trì hoãn việc công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông bởi tin rằng kế hoạch có nhiều khả năng thành công hơn sau khi có một nhà lãnh đạo khác thay thế ông Abbas. Tổng thống Abbas đã cắt đứt mọi mối quan hệ với Đại sứ Friedman và nhóm đàm phán Mỹ sau khi Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong bài phát biểu ngày 6/12 tại Nhà Trắng. Kể từ đó, không có sự liên lạc chính thức nào giữa Ramallah và Nhà Trắng, kế hoạch hòa bình, được Tổng thống Trump gọi là “thỏa thuận lịch sử”, vẫn chưa được công bố.

Với những gì diễn ra hiện nay, tình hình Trung Đông được dự báo sẽ có thêm nhiều diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Từ nay cho đến thời điểm Đại sứ quán Mỹ chính thức chuyển vể Jerusalem tháng 5 tới, giới phân tích cho rằng các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục nổ ra giữa người Israel-Palestine. Nếu một trong hai bên không thể ngồi vào bàn đám phán, tiến trình Hòa bình Trung Đông sẽ đi vào ngõ cụt.

N.Minh (Theo Le Monde, RFI, AP)

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/cang-thang-trung-dong-dam-phan-hoa-binh-ket-thuc-trong-be-tac-n143008.html