Cảnh báo – 14 dấu hiệu bất thường ở trẻ

Nếu gặp những dấu hiệu này thì sức khỏe của trẻ đang có 'vấn đề' mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ

Sốt cao

Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nên đưa đến bệnh viện ngay

Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nên đưa đến bệnh viện ngay

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng và thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên dễ bị sốt, nếu con bạn bị sốt dưới 38 độ C mà không kèm theo các triệu chứng lạ nào khác như:

Nôn trớ, tiêu chảy, ngủ li bì hoặc không có biểu hiệnco giật thì bạn chỉ cần chăm sóc tại nhà, hạ sốt cho bé bằng cách chườm nóng và cho ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cho bé nghỉ ngơi hợp lý chỉ cần 1-2 ngày là hết sốt .

Nhưng khi trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ C kèm tiêu chảy, nôn trớ, ngủ li bì có dấu hiệu bị co giật thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé nhập viện để tránh trẻ bị sốt cao co giật nguy hiểm đến tính mạng và để lại những hệ lụy, không tốt cho sức khoẻvề sau của bé.

Đau đầu

Đau đầu là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ em nguyên nhân có thể do bị dị ứng, mất ngủ, trẻ gặp các vấn đề về thị lực, xem tivi hoặc ngồi máy vi tính quá lâu. Ngoài ra, một số trẻ bị áp lực trong học cũng dễ bị căng thẳng dẫn đến chứng đau đầu.

Đối với những trường hợp đau đầu thông thường các bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Tuy nhiên thuốc phải uống theo kê đơn của bác sĩ.

Nhưng nếu trẻ dưới 4 tuổi bị đau đầu kèm theo triệu chứng như thường xuyên thức giấc vào ban đêm kèm nôn ói hoặc mắt nhìn mờ, cơ thể yếu kém, thiếu linh hoạt.

Hoặc một số bé sau khi uống thuốc giảm đau nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm, tiến sĩ Goldstein khuyên các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con nhập viện để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cũng theo tiến sĩ Goldstein với các trường hợp đau đầu nặng nguyên nhân có thể là do trẻ bị viêm màng não, chấn thương não, hoặc có khối u ở não. Nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ thậm chí đe dọa tính mạng của bé.

Vết thương hở

Trẻ em thường rất hiếu động, nên dễ bị thương khi chạy nhảy.

Đa phần các bậc phụ huynh đều xem nhẹ khi con bị vết thương hở và chảy máu. Nhưng Anita Chandra-Puri – Bác sĩ nhi khoa ở Chicago Mỹ, phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ thì ”Khi trẻ bị vết thương hở bạn nên nhanh chóng cầm máu trong vòng 30 phút và làm vệ sinh, sát trùng vết thương cẩn thận để tránh nhiễm trùng về sau”.

Trẻ xuất hiện vết thương hở

Bên cạnh đó, nên thông báo cho bác sĩ ngay nếu phát hiện vùng xung quanh vết thương của trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, sưng, viêm hoặc bưng mủ, lở loét, trẻ bị đau qua mức, sốt cao, hôn mê. Vì lúc này vi khuẩn bên ngoài có thể đi vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Tiến sĩ Adesman cho biết nhiễm trùng huyết có thể khiến trẻ bị gầy gò, ốm yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ vì vậy khi trẻ bị vết thương hở nếu có dấu hiệu bị sốt cao, hôn mê thì bạn nhanh chóng đến bệnh viện ngay.Trẻ bị nhiễm trùng huyết sẽ phải điều trị bằng kháng sinh kéo dài vừa tốn kém vừa không tốt cho sức khỏe của bé.

Nôn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên khi ăn quá no hoặc vận động ngay sau bữa ăn thường bị trào ngược dạ dày. Với trường hợp này không đáng lo, mẹ chỉ cần thay đối lại chế độ ăn và nếp sinh hoạt sao cho khoa học là được.

Nhưng khi trẻ bị nôn trớ kèm các triệu chứng như có dấu hiệu bị mất nước biểu biện cụ thể môi khô, số lần đi tiểu giảm, mắt trũng, trẻ thường buồn ngủ, khóc không có nước mắt.

Đây là những dấu hiệu cho biết con bạn đang bị mất nước trầm trọng, với trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi nên cho bú nhiều hơn, còn trẻ trên 6 tháng cho uống thêm nước và nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để được can thiệp sớm.

Ngoài ra, trong trường hợp con bạn bị nôn ra máu hoặc chất thải sau khi nôn có chứa mật- màu xanh sáng vàng hoặc màu giống bã cà phê cũng nên nhanh chóng đưa trẻ nhập viện để được hỗ trợ kịp thời, tránh nguy hại cho tính mạng của con.

Tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt

Trẻ em do hệ tiêu hóa còn non yếu nên dễ bị tiêu chảy và phân sống với những trường hợp nhẹ, trẻ không có dấu hiệu bị mất nước, bệnh không kéo dài thì không đáng lo.

Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài, trẻ có dấu hiệu bị mất nước (môi khô nứt nẻ, số lần đi tiểu giảm, khóc không có nước mắt), trẻ bị sốt, bụng đau dữ dội, trong phân có máu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay – tiến sĩ Goldstein khuyên.

Phát ban

Phát ban là triệu chứng khá phổ biến và thường gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời. Điều này không có gì đáng phải lo. Tuy nhiên nếu trẻ phát ban kèm theo các triệu chứng như:

Nốt ban xuất hiện màu tím, trẻ bị đau đớn, sốt cao, nôn thì nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nhi khoa hoặc nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ can thiệp – Tiến sĩ Chandra-Puri khuyến cáo.

Đau rát khi đi tiểu

Nếu bé gái cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu nguyên nhân có thể là trẻ bị viêm âm hộ hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Theo Bộ Y tế và Dịch vụ con người, Hoa Kỳ, UTI là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuất hiện các triệu chứng như: Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường xuyên cáu kỉnh, sốt cao kèm nôn mửa, một số trẻ gặp khó khăn bị bú.

Còn với những trẻ lớn hơn các bé thường cảm thấy khó chịu mỗi lần đi tiểu, số lần đi tiểu tăng lên, nước tiểu có mùi hôi, sốt, tiểu són. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này, nên thông báo cho bác sĩ biết ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu cho bé không nên cho bé gái sử dụng xà phòng có tính axit mạnh, không mặc quần lót quá chật, dạy bé thường xuyên vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Và nếu các bé trai cũng xuất hiện các triệu chứng nêu trên thì bạn cũng nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.

Trẻ ngủ li bì

Trẻ ngủ li bì nên thông báo cho bác sĩ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dành nhiều thời gian để ngủ, trung bình trẻ sơ sinh sẽ dành khoảng 14-15 giờ để ngủ, trẻ mới biết đi ngủ khoảng 12-14 tiếng mỗi ngày, trẻ mẫu giáo ngủ khoảng 11-13 giờ mỗi ngày và trẻ em tuổi đến 10 tuổi cần 10 – 11 giờ để ngủ.

Do vậy, bạn cần cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày có như vậy bé mới phát triển khỏe mạnh được. Nhưng nếu bé có dấu hiệu ngủ li bì, khi bạn đánh thức bé không tỉnh giấc và không thức dậy để ăn thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm nhất có thể.

Trẻ không muốn đi học và có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài

Nếu bỗng dưng con bạn nói không muốn đi học vì cảm thấy mệt mỏi là chuyện không đáng lo. Nhưng nếu điều này thường xuyên kéo dài, trẻ có dấu hiệu kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ, thiếu chú ý rối loạn tăng động, hoặc gặp khó khăn trong việc tập trung có thể là trẻ đang bị trầm cảm do áp lực học hoặc đang gặp vấn đề nào đó ở trường mà chưa giải quyết được.

Lúc này nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm – Giáo sư Joan Bregstein công tác tại khoa Nhi Trung tâm y tế Đại học Columbia, Mỹ cho biết.

Xuất hiện vết bầm tím trên da

Trẻ em hiếu động thường xuyên chạy nhảy, té ngã nên việc xuất hiện những vết bầm tím trên da là rất bình thường. Nhưng nếu trẻ xuất hiện vết bầm tím ở vùng bụng, lưng hoặc đột nhiên xuất hiện vết bầm trên da mà không do chấn thương gây ra có thể trẻ đang gặp vấn đề máu cụ thể là do bệnh bạch cầu gây ra.

Nên khi trẻ xuất hiện vết bầm tím không rõ nguyên nhân thì nên đưa đến bệnh viện để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

Trẻ gặp khó khăn khi đọc

Nếu trẻ gặp khó khăn khi nhìn mặt chữ đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay

Nếu trẻ có dấu hiệu gặp khó khăn khi đọc chữ và nhìn chữ ở khoảng cách xa có thể bé đang gặp vẫn đề nào đó về mắt. Lúc này, bạn nên cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa về mắt để được tư vấn điều và sử dụng kính hỗ trợ.

Đau cánh tay và bắp chân

Sau khi tham gia các hoạt động thể thao việc đau cánh tay và bắp chân là chuyện hết sức bình thường. Nhưng nếu trẻ thường xuyên đau và bị sưng ở phần cánh tay và bắp chân thì bạn không nên xem nhẹ. Hãy đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ngoài ra, nếu trẻ bị đau cánh tay và bắp chân kèm sốt, phần bị đau có dấu hiệu bị sưng tấy, đau khớp cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì có thể trẻ đang bị nhiễm trùng huyết, viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác về xương khớp.

Uống nhiều nước hơn mức bình thường

Trẻ uống nhiều hơn mức bình thường

Nếu đột nhiên con bạn uống nước hơn mức bình thường liên tiếp trong nhiều ngày hoặc thường xuyên thức đêm để uống nước thì nên thông báo ngay cho bác sĩ. Vì có thể con bạn đang bị tiểu đường.

Đau cổ hoặc vẹo cổ

Nếu trẻ bị đau và vẹo cổ thông thường không kèm sốt hoặc có dấu hiệu bị cứng cổ thì không đáng lo nguyên nhân có thể là trẻ ngủ sai tư thế, kê đầu quá cao… gây ra. Nhưng nếu con bạn bị đau hoặc vẹo cổ kèm cứng cổ, sốt cao có thể là trẻ đang bị viêm màng não, viêm phần bao quanh và tủy sống các triệu chứng đi kèm gồm có:

Xuất hiện các triệu chứng giống bệnh cúm, cáu kỉnh, nhạy cảm với ánh sáng và trẻ bỏ ăn. Nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay kẻo nguy hiểm đến tính mạng – tiến sĩ Bregstein khuyến cáo.

Theo SKĐS

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/canh-bao-14-dau-hieu-bat-thuong-o-tre-1592835-l.html