Cảnh giác tác dụng phụ của cỏ ngọt

Cỏ ngọt nổi tiếng với độ ngọt hơn đường nhưng lại không chứa calo, thích hợp cho những trường hợp ăn kiêng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần lưu ý hàm lượng và tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

1. Vì sao cỏ ngọt được ưa chuộng

NỘI DUNG:

1. Vì sao cỏ ngọt được ưa chuộng
2. Dùng cỏ ngọt có tác dụng gì với sức khỏe?
3. Cách dùng cỏ ngọt
4. Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Cỏ ngọt là một loại cây bụi lâu năm, mọc cao khoảng 0,5m và có lá dài 2-3 cm. Hoa cỏ ngọt là loài lưỡng tính (có cả cơ quan đực và cái) và được thụ phấn bởi côn trùng.

Đây là loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau được trồng nhiều ở Brazil, Paraguay, Mexico, Israel, Thái Lan, Trung Quốc và các khu vực trên thế giới. Ở nước ta, cỏ ngọt được trồng tại Hà Giang, Cao Bằng, Lâm Đồng…

Cỏ ngọt còn được gọi là cỏ đường, cỏ mật hay cúc mật do có vị ngọt hơn đường gấp nhiều lần. Lá cỏ ngọt thô ngọt hơn đường khoảng 10 đến 15 lần, trong khi chiết xuất từ cỏ ngọt có vị ngọt hơn đường khoảng 200 đến 300 lần.

Tuy thế, nhưng cỏ ngọt không chứa calo nên rất được yêu thích, đặc biệt là những người muốn giảm cân, mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và các vấn đề về tim mạch.

2. Dùng cỏ ngọt có tác dụng gì với sức khỏe?

2.1 Hỗ trợ phòng chống tăng huyết áp

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của stevioside (hợp chất có trong cây cỏ ngọt) tiêm tĩnh mạch ở những con chuột tăng huyết áp tự phát. Kết quả cho thấy tác dụng hạ huyết áp trên cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương phụ thuộc vào liều lượng tiêm tĩnh mạch 50, 100 và 200 mg / kg. Mức giảm tối đa của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 31,4 +/- 4,2% và 40,8 +/- 5,6% và tác dụng hạ huyết áp kéo dài hơn 60 phút với liều 200 mg/kg.

Có ngọt có vị ngọt gấp nhiều lần đường nhưng không chứa calo.

Có ngọt có vị ngọt gấp nhiều lần đường nhưng không chứa calo.

2.2 Hỗ trợ phòng chống ung thư vú

Khoa Sinh học Phân tử và Công nghệ Sinh học, Đại học Kalyani, Ấn Độ, đã tiến hành thí nghiệm xác định xem stevioside (hợp chất được tìm thấy trong cây cỏ ngọt) có hoạt tính chống ung thư hay không. Độc tính tế bào, cảm ứng quá trình apotosis và các con đường hoạt động giả định của nó đã được nghiên cứu trong các tế bào ung thư vú ở người.

Kết quả đã chỉ ra rằng stevioside là một chất cảm ứng mạnh với quá trình chết rụng tế bào ung thư và có những tác động đầy hứa hẹn đối với các yếu tố phiên mã liên quan đến căng thẳng.

2.3 Khả năng ngăn ngừa bệnh lao

Các dẫn xuất tổng hợp của hợp chất được tìm thấy trong cây cỏ ngọt đã được nghiên cứu xem nó có hoạt tính chống phân tử hay không.

Kết quả cho thấy các hợp chất và các dẫn xuất tổng hợp của chúng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao mycobacterium tuberculosis.

2.4 Các tác dụng khác

Các hợp chất trong cỏ ngọt được nghiên cứu trên chuột còn cho thấy tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ thận, phòng ngừa tiểu đường và có hiệu quả với bệnh bạch tạng.

3. Cách dùng cỏ ngọt

3.1 Bột cỏ ngọt

Lấy lá tươi (lượng tùy thuộc nhu cầu) rửa sạch với nước. Để khô ở nơi tối, không ẩm ướt. Khi lá khô thì xay thành bột, cho vào hộp, đậy kín.

Lưu ý: Cỏ ngọt dạng bột ngọt hơn đường ăn từ 10 đến 15 lần. Một lá cỏ ngọt xay tương đương với 1 thìa cà phê đường trắng. Một thìa cà phê cỏ ngọt tương đương với 1 cốc đường. Hãy thử với số lượng nhỏ trước để xác định tỷ lệ phù hợp.

3.2 Nước sắc

Lấy lá tươi của cây cỏ ngọt và rửa sạch bằng nước. Sau đó cho thêm nước vào đun sôi. Nước sắc từ lá cỏ ngọt uống mỗi lần 1 chén, ba lần một ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và cao huyết áp.

3.3 Dịch chiết xuất

Chiết xuất cỏ ngọt thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm, có tác dụng thay thế đường cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Cỏ ngọt có nhiều cách sử dụng nhưng người dùng cần chú ý hàm lượng để đạt độ ngọt mong muốn.

4. Tác dụng phụ của cỏ ngọt

Một số biểu hiện có thể gặp: Một số người có thể cảm thấy các tác dụng phụ sau khi uống cỏ ngọt như đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt, tê và đau cơ.

Dị ứng: Cỏ ngọt có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những người nhạy cảm với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ và cúc tần.

Hạ đường huyết và hạ huyết áp: Liều lượng cao của lá cỏ ngọt (ngoài mục đích làm ngọt) có thể có tác dụng phụ hạ đường huyết. Do đó, những trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cần thận trọng khi dùng.

Bên cạnh đó, liều lượng cao của lá cỏ ngọt còn có thể có tác dụng phụ hạ huyết áp khi dùng một lượng lớn. Chính vì vậy, cần thận trọng đối với những người đang dùng thuốc hạ huyết áp.

Mời bạn xem tiếp video:

Lê Mỹ Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/canh-giac-tac-dung-phu-cua-co-ngot-169220927100239148.htm