Cảnh sắc mùa khô ở vùng lòng hồ Trị An

Hồ Trị An (Đồng Nai) là nơi chứa nước cho thủy điện Trị An. Với diện tích rộng lớn, bao quanh là hệ thống núi non và rừng hoang sơ, đây còn là điểm đến để khám phá, du lịch trải nghiệm.

Hồ Trị An có một diện tích rộng lớn, là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Mạnh Thìn.

Hồ Trị An có một diện tích rộng lớn, là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Mạnh Thìn.

Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai. Hồ trải rộng trên địa bàn các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.

Năm 1984, hồ Trị An được khởi công và hoàn thành vào đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phần hơn 2,7 tỷ m³, dung tích hữu ích là trên 2,5 tỷ m³; diện tích mặt hồ 323 km² được thiết kế để cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Trị An.

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác thủy điện, những nằm gần đây, hồ Trị An còn trở thành một điểm đến khám phá, trải nghiệm của nhiều khách du lịch.

Với diện tích rộng lớn, bao quanh là một hệ thống núi non, rừng cây hùng vĩ, thảm thực vật xanh mát nên bầu không khí nơi đây luôn luôn mét mẻ và thoáng đãng.

Vào mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau là thời điểm thích hợp để đến đây khám phá. Người dân nơi đây cho biết, vào mùa khô thì không khí khô ráo, thời tiết mát mẻ giúp bạn có thể thoải mái cắm trại và trải nghiệm các hoạt động được trọn vẹn hơn.

Hồ là nơi chứa nước của thủy điện Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Cầu Đồng Nai thuộc địa phận huyện Vĩnh Cửu được xây dựng trên nền đá núi lửa. Cây cầu là điểm tiếp giáp của thị trấn Vĩnh An trước khi vào địa phận xã Mã Đà, nơi mà khách du lịch có thể khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của hồ Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Những hồ nước đọng trong xanh được bao quanh bởi hệ thống đá của địa tầng đá núi lửa tại vùng lòng hồ Trị An vào mùa khô đẹp như tranh vẽ. Ảnh: Mạnh Thìn.

Hệ thống đá của địa tầng đá núi lửa tại vùng lòng hồ Trị An khu vực giáp với cửa xả nước của đập thủy điện Trị An là nơi giới trẻ thường đến check-in khám phá. Ảnh: Mạnh Thìn.

Chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70 km, các bạn trẻ thường chọn xe máy là phương tiện để đến hồ Trị An khám phá, trải nghiệm. Ảnh: Mạnh Thìn.

Rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu. Rừng Mã Đà là cánh rừng nguyên sinh nằm liền kề với hồ Trị An chứa đựng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Mạnh Thìn.

Những tán rừng trồng xanh mát bao quanh vùng lòng hồ Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Cầu Mã Đà sẽ dẫn du khách vào đến Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Ảnh: Mạnh Thìn.

Mặt nước xanh ngắt vào mùa khô vùng lòng hồ Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Theo thống kê thì vùng lòng hồ Trị An có khoảng trên 80 hòn đảo lớn, nhỏ. Ảnh: Mạnh Thìn.

Một điểm lưu trú du lịch bên vùng lòng hồ Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Bình minh nhìn từ Đảo Ó Đồng Trường. Đây là một trong những hòn đảo lớn nhất ở vùng lòng hồ Trị An và là điểm đến du lịch được rất nhiều bạn trẻ ưa thích khám phá. Ảnh: Mạnh Thìn.

Từ Đảo Ó Đồng Trường có thể nhìn về tượng Đức Mẹ Núi Cúi, Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi, huyện Thống Nhất. Ảnh: Mạnh Thìn.

Với thổ nhưỡng phù hợp nên vùng đệm bao quanh lòng hồ Trị An là nơi thích hợp để người dân trồng cây tràm. Ảnh: Mạnh Thìn.

Những cánh đồng tràm non tạo thành một thế cảnh quan tươi mát giữa mùa khô ở vùng lòng hồ Trị An. Ảnh: Mạnh Thìn.

Một đàn dê được người dân thả nuôi tự nhiên. Ảnh: Mạnh Thìn.

Anh Nguyễn Long, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, nhóm bạn của anh thường xuyên đến khu vực lòng hồ Trị An ở huyện Vĩnh Cửu để cắm trại giải trí, nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần.

Nhóm bạn của anh Nguyễn Long chèo thuyền Sup để trải nghiệm không khí trong lành ở hồ Trị An.

Mạnh Thìn

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/anh-canh-sac-mua-kho-o-vung-long-ho-tri-an-5704801.html