'Cảnh sát hình sự' Võ Hoài Nam: Tuổi 53 vẫn đậm chất bụi bặm, lãng tử

'Cảnh sát hình sự' Võ Hoài Nam tự nhận, trong con người anh có đến 70% là chất giang hồ và làm diễn viên, cái gì cũng phải biết một tý.

Có một thời, sau giờ cơm tối, tivi mỗi nhà đều đồng loạt vang lên lời bài hát “Những bàn chân lặng lẽ” – nhạc phim “Cảnh sát hình sự”. Trong phim, Võ Hoài Nam vào vai Chiến – anh cảnh sát đẹp trai, lãng tử hết mình vì nhiệm vụ. Bộ phim được khán giả vô cùng yêu thích góp phần đẩy tên tuổi Võ Hoài Nam trở thành tài tử điện ảnh sáng giá nhất của miền Bắc, với một loạt vai diễn ấn tượng: Trọng “đầu gấu” của “Vua bãi rác”, Nam “đồ tể” của “Chuyện phố phường”… Giữa lúc ở đỉnh cao sự nghiệp, nam diễn viên được cả tài năng và ngoại hình đột ngột rút lui khỏi màn ảnh.

V

õ Hoài Nam năm nay bước sang tuổi 53, gương mặt đã hằn dấu vết của thời gian song vẫn giữ nguyên chất bụi bặm, lãng tử. Anh cùng vợ mở một nhà hàng nhỏ trong khu tập thể trường đại học, sống bình yên và thanh thản với sự nổi tiếng đã quá vãng. Đằng sau câu chuyện tạm gác nghệ thuật để lao vào vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”, là cả những nỗi ưu tư, trăn trở của người nghệ sỹ...

PV: NSƯT Võ Hoài Nam tâm đắc nhất vai diễn nào trong sự nghiệp của anh?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nhìn lại cả chặng đường hoạt động nghệ thuật, tôi không tâm đắc bất cứ vai diễn nào, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ ưng ý. Bởi nếu tâm đắc thì mình đã đạt đến đỉnh cao, mà lên đỉnh thì chỉ có xuống thôi. Vai diễn nào xem lại tôi cũng thấy mình còn non nớt, thiếu sót, muốn làm lại.

PV: Thế nhưng không thể phủ nhận vai Chiến trong “Cảnh sát hình sự” là một trong những vai diễn để đời của anh?

NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi chơi với nhiều anh em trong ngành công an, hiểu được cái trăn trở, kham khổ của họ. Có điều, tôi hơi tiếc là vẫn chưa lột tả hết được các ngón nghề, góc khuất của nghề hình sự. Nếu bây giờ được diễn lại, có lẽ tôi đóng vai Chiến còn hay hơn ngày xưa.

Đó là bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam nên anh em làm nghề rất trau chuốt, kỹ lưỡng. Khoảng chục ngày mới xong một tập phim là chuyện bình thường. Có những phân đoạn phải áp sát và bẻ quặt tay đối tượng vào tường, vì mải diễn quá nên tôi bị gãy ngón tay lúc nào không hay.

PV: Thời gian quay phim đằng đẵng dài ngày như thế, vợ anh có lúc nào than phiền?

NSƯT Võ Hoài Nam: Lúc ấy tôi ở phim trường, vợ thì nghỉ việc ở nhà bán hàng để nuôi chồng… đi đóng phim. Thi thoảng tôi lại gọi điện về và vợ lại gửi tiền cho tiêu (cười).

PV: Võ Hoài Nam nổi tiếng kén vai, khó tính, nhưng gần đây anh đã xuất hiện trở lại trong bộ phim “11 niềm hy vọng”?

NSƯT Võ Hoài Nam: : Tôi “cân đo đong đếm” mọi vai diễn đều dựa trên kịch bản. Đọc kịch bản phải thấy hay, thích mới làm được. Người ta đưa kịch bản phim, vợ còn giục bảo sao anh không nhận lời. Đến lúc tôi đưa kịch bản cho vợ đọc, vợ mới hiểu. Tôi không sợ khán giả quên mình, cũng không sợ chết vai diễn, tôi chỉ sợ phải làm những điều tồi tệ.

Phim truyền hình bây giờ làm theo tiến độ, quay trong 1-2 ngày là điều bình thường. Mà mình muốn đầu tư tâm huyết vào vai diễn cũng khó, bởi đạo diễn bảo cứ diễn bình thường cũng được, không cần phải quá cao siêu.

Sau hơn 12 năm, tôi mới quay trở lại phim nhựa. Lúc đọc kịch bản “11 niềm hy vọng”, tôi thấy phấn khích vì lạ, vì cảm nhận đạo diễn Robie Trường là người dũng cảm, dám chọn một chủ đề khó nhằn, kén khách, không theo thị hiếu đám đông là bóng đá. Nếu làm phim để kinh doanh, chắc chắn người ta sẽ không chọn thể thao.

“11 niềm hy vọng” có kịch bản lạ, cùng với suy nghĩ của mình về đạo diễn và cũng muốn thử thách ở thể loại vai mới, vậy là “tôi khăn gói quả mướp” lên đường thôi.

PV: Anh có gặp khó khăn gì không khi quay trở lại phim trường sau 12 năm?

NSƯT Võ Hoài Nam: Một người đã biết bơi thì 20 năm sau, vứt họ xuống bể vẫn có thể bơi tốt. Đằng này, tôi còn có phao cứu sinh, có xuồng đi theo hỗ trợ, cớ gì lại không thể bơi tốt? Nói ví von thế, tức là điều kiện cho diễn viên tốt hơn rất nhiều so với thời ngày trước, mình chỉ việc ngồi một chỗ mà sáng tạo thôi.

PV: Là nghệ sĩ nhưng anh cũng không thể thoát khỏi vòng cuốn của cơm áo gạo tiền. Hẳn anh cũng đã trăn trở, day dứt rất nhiều khi bỏ nghề diễn?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nói bỏ thì không phải, mà chỉ là tạm dừng. Tôi muốn rạch ròi giữa nghệ thuật và kinh tế, đến khi kinh tế ổn định thì mới chuyên tâm với nghệ thuật được.

Tôi đến với nghề diễn cũng là tình cờ. Đi bộ đội về, tôi theo học lớp kịch công an. Bẵng đi một thời gian, tôi đi xuất khẩu lao động, khi về nước lại đến nhà hát kịch học. Đang học, tôi bỏ ngang vì thấy không tôn trọng thầy giáo. Đấy, đời tôi cứ phất phơ như thế rồi tự nhiên bén duyên phim ảnh.

PV: Ngày ấy, Võ Hoài Nam đang là tên tuổi sáng giá nhất ngoài Bắc. Tại sao anh không nghĩ đến việc chuyển vào Nam để có nhiều cơ hội làm nghề hơn?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nếu tôi là người tham lam ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, tôi đã chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh từ lâu rồi. Mảnh đất đó có cát-xê tốt, có điều kiện thuận lợi cho nghề diễn, có nhiều cơ hội thăng tiến. Những điều ấy tôi rất biết, biết rất rõ nhưng không làm. Tôi đã có gia đình rồi, không thể bỏ mặc vợ con mà đi được. Còn nếu đưa cả vợ con vào đấy thì cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn.

Đối với tôi, tiền không phải là tất cả, tiền không đánh đổi được tình nghĩa, hạnh phúc gia đình. Nghĩ vậy nên tôi dừng lại, không dấn thêm một bước nữa.

PV: Những người cùng thời với anh giờ đã rất nổi tiếng và giàu có. Anh có nuối tiếc không?

NSƯT Võ Hoài Nam: Sự nổi tiếng với tôi không có ý nghĩa, vì nổi tiếng thì tôi cũng từng rồi. Còn tiền bao nhiêu là vừa với một kẻ tham? Tiền bao nhiêu là đủ với một người bình thường? Từ bé tôi đã lăn lộn với đủ thứ nghề nên không ngại vất vả. Nếu vứt mình vào kinh doanh, tôi có thể kiếm tiền rất tốt. Nhưng người nghệ sĩ quá tập trung vào một cái gì đó ngoài nghệ thuật, sẽ đánh mất chất mộc ban đầu.

Đối với tôi, đồng tiền là vô nghĩa, tôi biết lúc nào kiếm tiền là vừa đủ, đủ cho vợ con, đủ trong giới hạn để có cuộc sống yên bình. Mỗi khi gặp bế tắc, tôi lại đến Bệnh viện K ngồi. Tôi quan sát những bệnh nhân ung thư đang cận kề cái chết. Lúc ấy, tiền bạc với con người không còn ý nghĩa gì hết. Sức khỏe và tình cảm mới là những thứ không bao giờ mua nổi.

Thiên hạ có tiền thì đi Bentley, Audi, còn tôi chỉ có Honda. Đấy cũng chỉ là một loại phương tiện, nhưng trên xe có người chở bồ bịch gái gú, có người chở phường trộm cắp, nghiện hút, lừa đảo... Tôi chở vợ con, lấy tiếng cười của vợ con làm niềm vui sống. Vậy là đủ.

PV: Tôi nghĩ đấy cũng là một điều hơi lạ. Bởi vì thông thường những người xuất phát điểm từ nghèo khó như anh rất khao khát làm giàu và đổi đời?

NSƯT Võ Hoài Nam: Thời trẻ tôi chơi chẳng thiếu một thú gì, ngập trong bùn đen đến tận cổ. Nhưng chơi chán, tôi nhận ra đấy chỉ là cái nông nổi, cuộc đời còn nhiều điều thú vị hơn. Tôi thích nghề diễn, mà làm diễn viên thì cái gì cũng phải biết một tý. Tôi tự nhận, trong con người tôi có đến 70% là chất giang hồ.

Vợ chồng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng, sổ nợ dài cả sải tay. Tôi sinh ra trong nghèo khó không có nghĩa là tôi phải làm bục mặt, làm mọi cách để có nhiều tiền. Tôi từng chứng kiến nhiều người vì vật chất họ sẵn sàng đạp đổ hạnh phúc gia đình, quên ân nghĩa bạn bè. Nhưng đến lúc được thảnh thơi tiêu đồng tiền thì gọi cha, gọi mẹ còn chối, đến bạn nhậu cũng không còn ai.

Đời tôi chưa từng nuối tiếc điều gì cả. Bởi đơn giản là tôi không đặt ra bất cứ mục tiêu phấn đấu nào cả, đến đâu hay đến đấy. Nếu đặt ra một cái đích, tôi sẽ phải sử dụng nhiều cách để đạt được nó: trèo qua, đi đường vòng, luồn cúi, nịnh bợ… Mình không có đích thì việc gì mình phải trăn trở, đau đáu?

PV: Xin cảm ơn anh./.

Có một thời, sau giờ cơm tối, tivi mỗi nhà đều đồng loạt vang lên lời bài hát “Những bàn chân lặng lẽ” – nhạc phim “Cảnh sát hình sự”. Trong phim, Võ Hoài Nam vào vai Chiến – anh cảnh sát đẹp trai, lãng tử hết mình vì nhiệm vụ. Bộ phim được khán giả vô cùng yêu thích góp phần đẩy tên tuổi Võ Hoài Nam trở thành tài tử điện ảnh sáng giá nhất của miền Bắc, với một loạt vai diễn ấn tượng: Trọng “đầu gấu” của “Vua bãi rác”, Nam “đồ tể” của “Chuyện phố phường”… Giữa lúc ở đỉnh cao sự nghiệp, nam diễn viên được cả tài năng và ngoại hình đột ngột rút lui khỏi màn ảnh.

V

õ Hoài Nam năm nay bước sang tuổi 53, gương mặt đã hằn dấu vết của thời gian song vẫn giữ nguyên chất bụi bặm, lãng tử. Anh cùng vợ mở một nhà hàng nhỏ trong khu tập thể trường đại học, sống bình yên và thanh thản với sự nổi tiếng đã quá vãng. Đằng sau câu chuyện tạm gác nghệ thuật để lao vào vòng xoáy “cơm áo gạo tiền”, là cả những nỗi ưu tư, trăn trở của người nghệ sỹ...

PV: NSƯT Võ Hoài Nam tâm đắc nhất vai diễn nào trong sự nghiệp của anh?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nhìn lại cả chặng đường hoạt động nghệ thuật, tôi không tâm đắc bất cứ vai diễn nào, mà mới chỉ dừng lại ở mức độ ưng ý. Bởi nếu tâm đắc thì mình đã đạt đến đỉnh cao, mà lên đỉnh thì chỉ có xuống thôi. Vai diễn nào xem lại tôi cũng thấy mình còn non nớt, thiếu sót, muốn làm lại.

PV: Thế nhưng không thể phủ nhận vai Chiến trong “Cảnh sát hình sự” là một trong những vai diễn để đời của anh?

NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi chơi với nhiều anh em trong ngành công an, hiểu được cái trăn trở, kham khổ của họ. Có điều, tôi hơi tiếc là vẫn chưa lột tả hết được các ngón nghề, góc khuất của nghề hình sự. Nếu bây giờ được diễn lại, có lẽ tôi đóng vai Chiến còn hay hơn ngày xưa.

Đó là bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên của Việt Nam nên anh em làm nghề rất trau chuốt, kỹ lưỡng. Khoảng chục ngày mới xong một tập phim là chuyện bình thường. Có những phân đoạn phải áp sát và bẻ quặt tay đối tượng vào tường, vì mải diễn quá nên tôi bị gãy ngón tay lúc nào không hay.

PV: Thời gian quay phim đằng đẵng dài ngày như thế, vợ anh có lúc nào than phiền?

NSƯT Võ Hoài Nam: Lúc ấy tôi ở phim trường, vợ thì nghỉ việc ở nhà bán hàng để nuôi chồng… đi đóng phim. Thi thoảng tôi lại gọi điện về và vợ lại gửi tiền cho tiêu (cười).

PV: Võ Hoài Nam nổi tiếng kén vai, khó tính, nhưng gần đây anh đã xuất hiện trở lại trong bộ phim “11 niềm hy vọng”?

NSƯT Võ Hoài Nam: : Tôi “cân đo đong đếm” mọi vai diễn đều dựa trên kịch bản. Đọc kịch bản phải thấy hay, thích mới làm được. Người ta đưa kịch bản phim, vợ còn giục bảo sao anh không nhận lời. Đến lúc tôi đưa kịch bản cho vợ đọc, vợ mới hiểu. Tôi không sợ khán giả quên mình, cũng không sợ chết vai diễn, tôi chỉ sợ phải làm những điều tồi tệ.

Phim truyền hình bây giờ làm theo tiến độ, quay trong 1-2 ngày là điều bình thường. Mà mình muốn đầu tư tâm huyết vào vai diễn cũng khó, bởi đạo diễn bảo cứ diễn bình thường cũng được, không cần phải quá cao siêu.

Sau hơn 12 năm, tôi mới quay trở lại phim nhựa. Lúc đọc kịch bản “11 niềm hy vọng”, tôi thấy phấn khích vì lạ, vì cảm nhận đạo diễn Robie Trường là người dũng cảm, dám chọn một chủ đề khó nhằn, kén khách, không theo thị hiếu đám đông là bóng đá. Nếu làm phim để kinh doanh, chắc chắn người ta sẽ không chọn thể thao.

“11 niềm hy vọng” có kịch bản lạ, cùng với suy nghĩ của mình về đạo diễn và cũng muốn thử thách ở thể loại vai mới, vậy là “tôi khăn gói quả mướp” lên đường thôi.

PV: Anh có gặp khó khăn gì không khi quay trở lại phim trường sau 12 năm?

NSƯT Võ Hoài Nam: Một người đã biết bơi thì 20 năm sau, vứt họ xuống bể vẫn có thể bơi tốt. Đằng này, tôi còn có phao cứu sinh, có xuồng đi theo hỗ trợ, cớ gì lại không thể bơi tốt? Nói ví von thế, tức là điều kiện cho diễn viên tốt hơn rất nhiều so với thời ngày trước, mình chỉ việc ngồi một chỗ mà sáng tạo thôi.

PV: Là nghệ sĩ nhưng anh cũng không thể thoát khỏi vòng cuốn của cơm áo gạo tiền. Hẳn anh cũng đã trăn trở, day dứt rất nhiều khi bỏ nghề diễn?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nói bỏ thì không phải, mà chỉ là tạm dừng. Tôi muốn rạch ròi giữa nghệ thuật và kinh tế, đến khi kinh tế ổn định thì mới chuyên tâm với nghệ thuật được.

Tôi đến với nghề diễn cũng là tình cờ. Đi bộ đội về, tôi theo học lớp kịch công an. Bẵng đi một thời gian, tôi đi xuất khẩu lao động, khi về nước lại đến nhà hát kịch học. Đang học, tôi bỏ ngang vì thấy không tôn trọng thầy giáo. Đấy, đời tôi cứ phất phơ như thế rồi tự nhiên bén duyên phim ảnh.

PV: Ngày ấy, Võ Hoài Nam đang là tên tuổi sáng giá nhất ngoài Bắc. Tại sao anh không nghĩ đến việc chuyển vào Nam để có nhiều cơ hội làm nghề hơn?

NSƯT Võ Hoài Nam: Nếu tôi là người tham lam ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, tôi đã chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh từ lâu rồi. Mảnh đất đó có cát-xê tốt, có điều kiện thuận lợi cho nghề diễn, có nhiều cơ hội thăng tiến. Những điều ấy tôi rất biết, biết rất rõ nhưng không làm. Tôi đã có gia đình rồi, không thể bỏ mặc vợ con mà đi được. Còn nếu đưa cả vợ con vào đấy thì cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn.

Đối với tôi, tiền không phải là tất cả, tiền không đánh đổi được tình nghĩa, hạnh phúc gia đình. Nghĩ vậy nên tôi dừng lại, không dấn thêm một bước nữa.

PV: Những người cùng thời với anh giờ đã rất nổi tiếng và giàu có. Anh có nuối tiếc không?

NSƯT Võ Hoài Nam: Sự nổi tiếng với tôi không có ý nghĩa, vì nổi tiếng thì tôi cũng từng rồi. Còn tiền bao nhiêu là vừa với một kẻ tham? Tiền bao nhiêu là đủ với một người bình thường? Từ bé tôi đã lăn lộn với đủ thứ nghề nên không ngại vất vả. Nếu vứt mình vào kinh doanh, tôi có thể kiếm tiền rất tốt. Nhưng người nghệ sĩ quá tập trung vào một cái gì đó ngoài nghệ thuật, sẽ đánh mất chất mộc ban đầu.

Đối với tôi, đồng tiền là vô nghĩa, tôi biết lúc nào kiếm tiền là vừa đủ, đủ cho vợ con, đủ trong giới hạn để có cuộc sống yên bình. Mỗi khi gặp bế tắc, tôi lại đến Bệnh viện K ngồi. Tôi quan sát những bệnh nhân ung thư đang cận kề cái chết. Lúc ấy, tiền bạc với con người không còn ý nghĩa gì hết. Sức khỏe và tình cảm mới là những thứ không bao giờ mua nổi.

Thiên hạ có tiền thì đi Bentley, Audi, còn tôi chỉ có Honda. Đấy cũng chỉ là một loại phương tiện, nhưng trên xe có người chở bồ bịch gái gú, có người chở phường trộm cắp, nghiện hút, lừa đảo... Tôi chở vợ con, lấy tiếng cười của vợ con làm niềm vui sống. Vậy là đủ.

PV: Tôi nghĩ đấy cũng là một điều hơi lạ. Bởi vì thông thường những người xuất phát điểm từ nghèo khó như anh rất khao khát làm giàu và đổi đời?

NSƯT Võ Hoài Nam: Thời trẻ tôi chơi chẳng thiếu một thú gì, ngập trong bùn đen đến tận cổ. Nhưng chơi chán, tôi nhận ra đấy chỉ là cái nông nổi, cuộc đời còn nhiều điều thú vị hơn. Tôi thích nghề diễn, mà làm diễn viên thì cái gì cũng phải biết một tý. Tôi tự nhận, trong con người tôi có đến 70% là chất giang hồ.

Vợ chồng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng, sổ nợ dài cả sải tay. Tôi sinh ra trong nghèo khó không có nghĩa là tôi phải làm bục mặt, làm mọi cách để có nhiều tiền. Tôi từng chứng kiến nhiều người vì vật chất họ sẵn sàng đạp đổ hạnh phúc gia đình, quên ân nghĩa bạn bè. Nhưng đến lúc được thảnh thơi tiêu đồng tiền thì gọi cha, gọi mẹ còn chối, đến bạn nhậu cũng không còn ai.

Đời tôi chưa từng nuối tiếc điều gì cả. Bởi đơn giản là tôi không đặt ra bất cứ mục tiêu phấn đấu nào cả, đến đâu hay đến đấy. Nếu đặt ra một cái đích, tôi sẽ phải sử dụng nhiều cách để đạt được nó: trèo qua, đi đường vòng, luồn cúi, nịnh bợ… Mình không có đích thì việc gì mình phải trăn trở, đau đáu?

PV: Xin cảm ơn anh./.

Nguồn VOV: http://vov.vn/e-magazine/canh-sat-hinh-su-vo-hoai-nam-con-nguoi-toi-co-den-70-chat-giang-ho-764929.vov