Tác động triều cường tại miền Tây, ĐBSCL dốc lực ứng phó

Dự báo, đợt triều cường ngày 18/10 còn có khả năng tiếp tục lên cao trong 2 ngày tới. Các đợt triều cường còn tiếp diễn trong tháng 11 và 12/2020.

Nước từ vùng đầu nguồn đổ về cùng với tác động triều cường đầu tháng 9 âm lịch dâng cao khiến nhiều khu vực đô thị và dân cư ven sông vùng hạ lưu ĐBSCL những ngày qua ngập nặng.

Nước từ vùng đầu nguồn đổ về cùng với tác động triều cường đầu tháng 9 âm lịch dâng cao khiến nhiều khu vực đô thị và dân cư ven sông vùng hạ lưu ĐBSCL những ngày qua ngập nặng.

Hiện nay khu vực hạ lưu ĐBSCL, nhất là TP Cần Thơ ngập nặng do triều cường dâng cao.

Tối 18/10, triều cường đã gây ngập nặng tại trung tâm thành phố Cần Thơ.

Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cùng lãnh đạo các sở ngành đi kiểm tra thực tế triều cường tại quận Ninh Kiều.

Mực nước cao nhất tại trạm Cần Thơ trên sông Hậu ngày 18/10 là 2,15 m (cao hơn báo động 3 là 0,15 m). Dự báo, đợt triều cường này còn có khả năng tiếp tục lên cao trong 2 ngày tới. Các đợt triều cường còn tiếp diễn trong tháng 11 và 12/2020.

Triều cường đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; việc buôn bán, kinh doanh, giao thông đi lại của người dân của cả vùng bị tác động.

Việc mua bán, kinh doanh của người dân bị ảnh hưởng.

Nhiều tuyến đường trong nội ô Cần Thơ bị ngập, mất an toàn cho người dân.

Từ sáng sớm ngày 19/10, triều cường gây ngập nặng, ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh của người dân trong vùng ĐBSCL. Việc đưa con em đến trường cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại Hậu Giang nhiều diện tích rau màu, khóm bị ngập sâu trong nước.

Tại Sóc Trăng, triều cường dâng cao làm 15 đoạn đê, bờ bao, đường nông thôn bị vỡ và hơn 1.500m bờ bao và tuyến lộ đal bị tràn, làm ngập hơn 70ha hoa màu của người dân huyện Cù Lao Dung.

Tại Sóc Trăng, triều cường dâng cao làm 15 đoạn đê, bờ bao, đường nông thôn bị vỡ và hơn 1.500m bờ bao và tuyến lộ đal bị tràn, làm ngập hơn 70ha hoa màu của người dân huyện Cù Lao Dung.

Bà con gặt chạy lũ.

Nhiều diện tích lúa tại Hậu Giang, Sóc Trăng bị chìm trong nước.

Có khoảng 16.000 ha lúa Hè – Thu của người dân Cà Mau đang bị ngập úng. Bộ đội đang tập trung giúp người dân huyện Trần Văn Thời gặt lúa chạy lụt.

Ngập lụt không chỉ làm giảm năng suất lúa mà còn gây rất nhiều khó khăn cho người dân Cà Mau trong công tác thu hoạch, chi phí sản xuất tăng cao.

Chính quyền địa phương huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cũng như nhiều địa phương trong vùng đã triển khai ứng phó khẩn cấp./.

Nhóm PV/VOV-ĐBSCL

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/tac-dong-trieu-cuong-tai-mien-tay-dbscl-doc-luc-ung-pho-787188.vov