Câu chuyện ít biết đằng sau quốc kỳ của các nước (P2)

Không chỉ đẹp và 'bắt mắt', những lá cờ này còn chứa đựng câu chuyện về lịch sử văn hóa và chính của mỗi quốc gia, hay những bí mật ít người biết.

Quốc kỳ Mozambique. Nổi tiếng với họa tiết Ak-47, tượng trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu vì nền độc lập, lá cờ được chính thức sử dụng từ năm 1983. Họa tiết quyển sách đại diện cho việc đề cao tầm quan trọng của giáo dục và hình cái cuốc đại diện cho nền nông nghiệp. Màu xanh lá trên cờ liên hệ với sự giàu có các nguồn tài nguyên, màu trắng là hòa bình còn màu đen là lục địa châu Phi, trong khi màu vàng là các khoáng sản, và màu đỏ là cuộc đấu tranh giành độc lập.

Quốc kỳ Mozambique. Nổi tiếng với họa tiết Ak-47, tượng trưng cho cuộc đấu tranh đẫm máu vì nền độc lập, lá cờ được chính thức sử dụng từ năm 1983. Họa tiết quyển sách đại diện cho việc đề cao tầm quan trọng của giáo dục và hình cái cuốc đại diện cho nền nông nghiệp. Màu xanh lá trên cờ liên hệ với sự giàu có các nguồn tài nguyên, màu trắng là hòa bình còn màu đen là lục địa châu Phi, trong khi màu vàng là các khoáng sản, và màu đỏ là cuộc đấu tranh giành độc lập.

Quốc kỳ Kyrgystan. Lá cờ này được sử dụng năm 1992, 6 tháng sau khi tách khỏi Liên Xô. Nền đỏ đại diện cho sự dũng cảm, còn biểu tượng ở giữa lại có ý nghĩa phức tạp. Khối tròn bên trong của biểu tượng là mặt trời, đại diện cho hòa bình và thịnh vượng, trong khi 40 "tia nắng" đại diện cho các bộ tộc Kyrgystan đã đoàn kết chống lại Mông Cổ. Các đường chéo bên trong lại đại diện cho "tunduk" - mái lều của các gia đình du mục Kyrgystan.

Quốc kỳ Panama: Đại diện cho 2 đảng hàng đầu của nước này. Thiết kế tổng thể của lá cờ đại diện cho Cộng hòa Panama mới sau khi tách khỏi Colombia. Màu đỏ đại diện cho đảng Tự do, màu xanh là đảng Bảo thủ. Màu trắng là hòa bình, còn màu xanh là sự trong sáng và chân thành. Màu đỏ là chính quyền và pháp luật.

Quốc kỳ Nigeria: Quốc gia châu Phi này tổ chức cuộc thi thiết kế quốc kỳ năm 1959 và người giành chiến thắng là một sinh viên 23 tuổi. Lá cờ màu trắng xanh này lần đầu tiên được sửu dụng vào ngày 1/10/1960, khi Nigeria được công nhận độc lập từ Anh. Các khối kẻ xanh tượng trưng cho sự giàu có về các loài thực vật cũng như ngành nông nghiệp, còn khối màu trắng tượng trưng cho khát vọng hòa bình.

Quốc kỳ Bhutan: Là sự kết hợp giữa màu vàng của vương quyền và màu cam của Phật giáo. Con rồng trắng Druk nằm ở giữa hai màu vàng và cam, tượng trưng cho tầm quan trọng của cả vương quyền và Phật giáo. Rồng Duk màu trắng là nhắm nhấn mạnh sự thuần khiết của con người, trong khi những món đồ trang sức mà nó mang, tượng trưng cho sự giàu có và an ninh cả Bhutan.

Ghana là quốc gia thứ 2 ở châu Phi sau Ethiopia sử dụng các màu đỏ, vàng và xanh của phong trào liên châu Phi trên quốc kỳ. Lá cờ của Ghana tượng trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lâp, sự giàu có các nguồn khoáng sản và các khu rừng nhiệt đới. Ngôi sao màu đen là biểu tượng giải phóng châu Phi. Đội tuyển bóng đá quốc gia Ghana có biệt danh Những ngôi sao đen cũng chính là từ biểu tượng trên quốc kỳ.

Greenland là quốc gia Bắc Âu duy nhất không có biểu tượng Thánh giá trên quốc kỳ. Màu sắc dựa trên quốc kỳ Đan Mạch (Greenland là quốc gia tự trị nằm trong Vương Quốc Đan Mạch) và được thiết kế để biểu tượng cho hình ảnh Mặt trời mọc trên những đại dương toàn các núi bằng và dòng sông băng.

Quốc kỳ Lebanon hiện nay được chính thức sử dụng từ năm 1943, các đường đỏ-trắng-đỏ này tượng trưng cho thung lũng Beqaa nằm giữa đỉnh núi Lebanon và dãy núi Anti-Lebanones. Ở giữa lá cờ là một cây tuyết tùng, tượng trưng cho sự linh thiêng và hòa bình của Tuyết tùng Lebanon. Lebanon thường được gọi là Vùng đất của Tuyết tùng.

Quốc kỳ Malaysia có tên gọi là Jalur Gemilang, lần đầu tiên được sử dụng năm 1963. Lá cờ gồm 14 đường kẻ trắng và đỏ, cùng một khối chữ nhật màu xanh ở góc trên bên trái với hình lưỡi liềm và ngôi sao 14 cánh. Các đường kẻ ngang đại diện cho 13 bang và lãnh thổ liên bang của Malaysia và ngôi sao 14 cánh tượng trưng cho sự đoàn kết giữa các vùng của Malaysia. Biểu tượng lưỡi liềm có mối liên hệ với Hồi giáo, tôn giáo chính thức của Malaysia, còn màu vàng tượng trưng cho màu sắc hoàng gia Malay.

Quốc kỳ Indonesia. Mặc dù có thiết kể khá đơn giản so với những lá cờ kác, nhưng quốc kỳ Indonesia cũng chứa đựng những câu chuyện đằng sau. Hai màu đỏ và trắng được cho là tạo ra bởi những người đấu tranh vì tự do Indonesia, trong cuộc đấu tranh chống lại Hà Lan, họ đã xé bỏ đường kẻ màu xanh trên lá cờ 3 màu của Hà Lan. Một câu chuyện khác lại cho rằng, màu sắc của lá cờ tượng trưng cho đế chế Majapahit trên đảo Java thế kỷ 14.

Quốc kỳ Cuba chính thức được sử dụng từ năm 1902. Lá cờ được tạo ra năm 1849, bởi Tướng Narciso Lopez, người bị buộc phải sống lưu vong vì ủng hộ phong trào chấm dứt sự cai trị của Tâi Ban Nha. Ông được đưa tới New York, nơi nhà thơ Miguel Teurbe Tolon đã giúp ông thiết kế lá cờ dựa trên tầm nhìn của Lopez về một đất nước Cuba độc lập. Ba đường kẻ xanh tượng trưng cho 3 cơ quan chính quyền ở Cuba thời đó, còn các đường kẻ trằng tượng trưng cho sự thuần khiết và hình tam giác màu đỏ là sự dũng cảm, còn ngôi sao tượng trưng cho một nhà nước mới được thành lập.

Quốc kỳ Nepal tượng trưng cho đỉnh Everest cao nhất thế giới. Đây cũng là lý do khiến quốc kỳ Nepal không mang hình dáng chữ nhật quen thuộc. Hai họa tiết trong lá cờ là Mặt trời và Mặt trăng là biểu tượng của sự điềm tĩnh và sự kiên quyết. Màu đỏ thẫm là màu của hoa đỗ quyền - quốc hoa của Nepal, trong khi màu xanh tượng trưng cho hòa bình.

Quốc kỳ Áo: Theo truyền thuyết, lá cờ này đã được thiết kế bởi Leopold V, Công tước của Áo (1157-1194). Nhưng trên thực tế, lá cờ này được thiết kế vào thế kỉ 13 bởi Frederick II, Công tước của Áo. Ông là người đã mang lại độc lập cho nước Áo từ Đế chế La Mã. Tuy nhiên, lá cờ đỏ và trắng này chỉ trở thành quốc kỳ Áo vào năm 1919.

Quốc kỳ Thụy Sỹ: Lá cờ này được sử dụng lần đầu tiên bởi tướng Franz von Bachmann trong Các cuộc chiến tranh của Napoleon. Lá cờ được chính thức sử dụng năm 1889, và là một trong những lá cờ nhiều tuổi nhất mà không thay đổi thiết kế trên thế giới. Chữ thập trắng được Liên bang Thụy sỹ trước đây dụng từ cuối thế kỷ 13 và phiên bản hiện đại tượng trưng cho cả Leen bang trước đây và Thiên chúa giáo.

Quốc kỳ 3 màu của Pháp. Được lấy từ màu trên lá cờ của Paris, quốc kỳ Pháp là biểu tượng của cả nền cách mạng và nền quân chủ. Mặc dù thiết kế này được thông qua từ năm 1794, nhưng phải đến cuộc Cách mạng tháng 7/1830, nó mới chính thức trở thành quốc kỳ Pháp. Từ đó tới nay, quốc kỳ Pháp có nhiều biến thể về cấp độ màu sắc khác nhau./.

Hoàng Phạm/VOV.VN (biên dịch)
Theo Exploring

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/cau-chuyen-it-biet-dang-sau-quoc-ky-cua-cac-nuoc-p2-921016.vov