Cậu học trò trưởng thành nhờ kế khích tướng của thầy giáo

Với một cậu học trò mới lớn, vừa háo thắng lại muốn thể hiện mình thì lời khuyên chân thành chưa chắc đã hữu dụng bằng vài câu khích tướng, đánh vào lòng tự trọng của cậu trai trẻ.

Với những bạn trẻ đang muốn chứng tỏ bản thân, việc khích lệ sao cho đúng cách rất quan trọng. Ảnh: K.C.

Trong Binh pháp Tôn Tử có nói: “Nộ nhi nạo chi.” Ý là nói, đối với người dễ nóng giận, phải dùng phương pháp trêu chọc để chọc tức, khiến người đó nổi dận. Phẫn nộ đôi khi càng dễ bộc lộ khuyết điểm của một người, nhưng phẫn nộ cũng có thể khiến tài nǎng của một người bộc phát. Bởi vậy mới có câu “mời tướng không bằng khích tướng”. “Khích tướng”, chính là thông qua ngôn ngữ hoặc hành động mang tính kích thích để kích phát, khích lệ người khác làm một việc nào đó, khơi dậy lòng hiếu thắng của người khác.

Tiểu Lý đã dựa vào thành tích đứng thứ nhất toàn trường để thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh. Trong tiếng bàn bạc xôn xao “cao thủ học tập quả đúng là cao thủ học tập”, chỉ có bản thân cậu mới biết đã từng vấp ngã thảm hại đến mức nào, đã phải nếm trải bao nhiêu cay đắng để đạt được thành công.

Vào lần đầu tiên thành tích thi tháng của khối lớp 12 được công bố, thành tích môn tiếng Anh của cậu là 84 điểm, thấp nhất lớp. Để “lội ngược dòng”, cuối cùng cậu đã đồng ý với đề xuất học thêm của cha mẹ. Cậu không ngờ giáo viên tiếng Anh của mình lại là một thầy giáo. Lần đầu tiên đi học, thầy Từ hỏi thẳng: “Có phải là em cho rằng nam sinh đều học kém tiếng Anh không?”

Vốn dĩ chênh lệch tuổi tác không lớn, Tiểu Lý buột miệng nói: “Dù sao thì đúng là em hiếm khi gặp nam sinh có thành tích tiếng Anh xuất sắc.”

“Đừng lấy giới tính ra làm cái cớ cho sự thất bại của mình, luận giới tính môn học đều là suy nghĩ sai lầm!” Đối với Tiểu Lý mà nói, câu nói này có thể nói là lời cảnh tỉnh. Thầy Từ nói tiếp: “Có thể em còn tự cảm thấy mình thông minh, coi thường những người nỗ lực, cho rằng người ta chẳng qua là chim kém sợ bay không kịp nên phải bay trước. Nhưng tôi chỉ có thể nói rằng, biểu hiện đó của em là hèn yếu, em không chấp nhận được hiện thực rằng bản thân đã cố gắng rồi nhưng vẫn không bằng người ta.

Bây giờ, nếu em cảm thấy tôi không có tư cách dạy em, vậy đợi đến khi bài thi tiếng Anh trong kỳ thi tuyển sinh đại học của em vượt qua 146 điểm của tôi nǎm xưa, hẵng nói với tôi câu này. Đúng rồi, còn nữa, nếu bởi vì lần này tôi nói em, em lại không đi học nữa, vậy thì với tư cách là một người đàn ông, tôi chắc chắn sẽ coi thường em.”

Tiểu Lý không kìm được cơn giận, nên đã tiếp tục đi học. Sau đó, thầy Từ nói, chính vì nhìn ra được đối với học sinh thông minh kiểu như Tiểu Lý, dùng cách khích tướng là hữu dụng nhất, cho nên Tiểu Lý chắc chắn sẽ tiếp tục đi học. Thế nên, đã thành công rèn luyện chú “hắc mã” ở cấp ba này. Thực ra, trong lĩnh vực tình cảm, phương pháp khích tướng cũng có thể giành phần thắng vì sự bất ngờ.

Tam Mao đi qua trǎm núi nghìn sông, cũng từng cãi nhau với Jose, trong lúc tức giận đã tháo nhẫn ra rồi bỏ về nhà mẹ đẻ. Jose khẩn cầu bằng mọi cách đều không hiệu quả, sau đó nhanh trí nảy ra một cách. Ông viết thư cho Tam Mao kể rằng có một cô gái người Anh dọn đến làm hàng xóm nhà họ, vừa hay dạy ông tiếng Anh, còn mời ông ǎn cơm.

Sau khi Tam Mao đọc thư, quả nhiên nổi cơn ghen, gửi điện báo nói muốn “quay về ngay lập tức”. Thế là, phương pháp khích tướng của Jose đã thành công khiến Tam Mao về nhà. Trong thư trả lời, ông còn không quên nói rằng, nếu Tam Mao lại không chịu quay về vì đây là lời nói dối, thì cũng không sao: “Bởi vì anh và cô ấy đang muốn ra ngoài đi chơi!” Đương nhiên, kết quả chúng ta đều có thể đoán được, dù sao thì họ cũng là một cặp đôi trai tài gái sắc hạnh phúc như vậy.

Phương pháp khích tướng là một phương pháp, có thể kích thích tiềm lực của người khác, từ đó đạt được mục đích của bản thân. Song, phụ nữ thông minh càng hiểu chừng mực, biết vận dụng phương pháp khích tướng hơn. Đầu tiên, phương pháp khích tướng đòi hỏi phải lựa chọn đúng đối tượng. Nếu đã là “khích tướng”, vậy thì đối phương nhất định phải là một “tướng”. Nói cách khác, đối phương nhất định phải là người có lòng tự tôn và cảm giác chinh phục cực mạnh. Phương pháp khích tướng là phương pháp tận dụng tâm lý phản nghịch và lòng tự tôn của người khác để kích thích tính tích cực trong lòng họ.

Đối với người buông thả, hoặc ngậm bồ hòn làm ngọt, phương pháp khích tướng không có tác dụng.

Thứ hai, vận dụng phương pháp khích tướng phải chọn đúng lập trường. Lấy ví dụ của Tam Mao kể trên, sở dĩ Jose có thể đạt được mục đích của mình, là bởi ông đã khéo léo chọn gảy đúng sợi dây tình sâu nghĩa nặng, không chịu đoạn tuyệt trong lòng Tam Mao, như vậy vừa kích thích được lòng ghen tuông của đối phương, lại vừa tǎng thêm tình cảm của đôi bên, đây mới là thượng sách.

Trong tâm lý học, phương pháp khích tướng được chia thành phương pháp khích tướng trực tiếp, phương pháp khích tướng ngầm và phương pháp khích tướng dẫn dắt. Trong quá trình vận dụng thực tiễn, các bạn nữ phải dựa trên đối tượng và tình trạng cụ thể để vận dụng thích hợp. Bất luận là phương pháp nào, chỉ cần vận dụng thỏa đáng, thì cuối cùng đều có thể đạt được mục đích của mình.

[...]

Tô Mạn/ Gieobooks và NXB Văn học

Nguồn Znews: https://znews.vn/cau-hoc-tro-truong-thanh-nho-ke-khich-tuong-cua-thay-giao-post1466856.html