Cầu thủ gốc Phi ở Camphuchia

Trước khi bị mất việc với vai trò tiền đạo cho CLB bóng đá Cảnh sát quốc gia Campuchia (NPFC), Eszua là một trong số 18 cầu thủ gốc Nigeria đang chơi cho Giải Vô địch Metfone Campuchia (MCL), đội bóng hàng đầu xứ Chùa Tháp. Eszua là một trong số nhiều di dân gốc Phi trên khắp toàn cầu đang theo đuổi giấc mơ cầu thủ bóng đá: gia nhập một câu lạc bộ bóng đá ưu tú của châu Âu...

Ngày 28-10-2018, tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha, ông chủ người Thái Lan của câu lạc bộ (CLB) bóng đá Leicester City đã thiệt mạng cùng 4 đồng nghiệp trong vụ rơi máy bay trực thăng. Sự tài trợ hào phóng của ông Vichai đã giúp Leicester City bất ngờ giành chiến thắng trong Giải Vô địch Anh năm 2016 và được coi là vụ can thiệp nổi tiếng nhất từ khu vực Đông Nam Á (ĐNA) vào một trong những giải đấu lớn của châu Âu, nơi hội tụ nhiều tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, thu hút số tiền khổng lồ và triển vọng vinh quang.

Song, tại ĐNA lại đang tồn tại một thực trạng khác: những cầu thủ gốc Phi đang hoạt động ở hầu hết các sân bóng tại ĐNA với danh tiếng ít hơn, cùng các giải đấu ít ngân sách.

Thực trạng bóng đá Camphuchia

Tomasz Eszua nằm gục trên ghế sofa trong phòng khách của căn hộ chung cư tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), nơi anh ở chung với 2 cầu thủ bóng đá Nigeria khác. Đó là khoảng 3 giờ chiều. Thường thì vào giờ đó, cầu thủ 29 tuổi cùng các bạn chung phòng sẽ tập bóng đá bất chấp cái nóng hừng hực như chảo lửa.

Hôm nay thì khác. Eszua chăm chú coi bóng đá trên cái tivi nhỏ và phân trần: “Họ nói sẽ không gia hạn hợp đồng do tôi mập lên sau lần bị thương đầu gối”.

Trước khi bị mất việc với vai trò tiền đạo cho CLB bóng đá Cảnh sát quốc gia Campuchia (NPFC), Eszua là một trong số 18 cầu thủ gốc Nigeria đang chơi cho Giải Vô địch Metfone Campuchia (MCL), đội bóng hàng đầu xứ Chùa Tháp. Eszua là một trong số nhiều di dân gốc Phi trên khắp toàn cầu đang theo đuổi giấc mơ cầu thủ bóng đá: gia nhập một câu lạc bộ bóng đá ưu tú của châu Âu.

Không may là, những cuộc hành trình này hiếm khi kết thúc ở lục địa già. Tomasz Eszua rời quê hương Nigeria để sang Nam Phi năm 2008. Anh lần lượt chơi cho các đội mạnh ở Mozambique, Ấn Độ, Thái Lan và gần đây là Campuchia. Kể từ lần đầu tiên đến Campuchia, một nhà tuyển dụng đã bật mí rằng Eszua sẽ đá trong giải Samdech Hun Sen Cup - một cuộc thi chỉ dành cho công dân Campuchia - song thực tế anh đã chơi cho 4 đội khác nhau. Huấn luyện viên Ken Gadaffi (gốc Nigeria, làm việc cho Western University FC tức CLB bóng đá Tây Phnom Penh), giải thích: “Các CLB thường chỉ ký hợp đồng 6 tháng và họ có thể chấm dứt bất kỳ khi nào họ muốn. Họ cũng không bồi thường hay chăm sóc khi cầu thủ bị chấn thương”.

Đề cập chuyện tiền nong, Ken Gadaffi thở dài thườn thượt khi cho biết lương cho các cầu thủ ngoại chỉ dao động từ 200 đến 800 USD mỗi tháng.

“Tình trạng này là do giải quốc gia Campuchia vẫn đang chênh vênh ở ngã ba đường của cuộc họp bán chuyên nghiệp”, dẫn lời ông May Tola, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Campuchia (FFC). Ông May Tola chắc nịch: “Hợp đồng lao động ngắn là phù hợp với các quy định của FIFA và luật lao động của Chính phủ Campuchia. Sở dĩ lương thấp là do hiện chưa thiết lập được mức lương tối thiểu. Vì thế, các CLB sẽ trả lương cho cầu thủ theo thỏa thuận chung”.

Campuchia hiện đang bắt kịp với bóng đá trong khu vực ĐNA nhưng các đội bóng của nước này hầu như đá theo phong trào mà không có nhiều lợi nhuận và cũng chẳng có doanh thu từ tiền bán vé, bản quyền phát sóng truyền hình hoặc nhượng quyền thương mại.

Phần lớn trong số 12 đội bóng mạnh nhất Campuchia đều hoạt động với ngân sách khoảng 10.000 USD/tháng và đó là lý do mà huấn luyện viên Ken Gadaffi không mấy ngạc nhiên với việc Campuchia không thỏa mãn nhu cầu tài chính từ phía các cầu thủ ngoại.

Sân San Siro là một phần tích hợp đời sống xã hội của nhiều cầu thủ gốc Phi đang sống ở Phnom Penh. Ảnh: Thomas Cristofoletti/RUOM.

Sân San Siro là một phần tích hợp đời sống xã hội của nhiều cầu thủ gốc Phi đang sống ở Phnom Penh. Ảnh: Thomas Cristofoletti/RUOM.

Cạm bẫy rình rập cầu thủ ngoại

Ở một quốc gia như Nigeria, nơi bóng đá được xếp ngang hàng với vị thế tôn giáo, cùng việc sản sinh ra nhiều cầu thủ tầm cỡ thế giới như Augustine “Jay-Jay” Okocha và Taribo West, thì nhiều người Nigeria coi bóng đá là “sự nghiệp duy nhất”. Nelson Olatunde Oladiji, một cầu thủ Nigeria đang chơi ở Campuchia, tuyên bố rằng những người đồng hương của anh có thể nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới miễn là các nơi đó có thể trả tiền.

Còn ông Austin Koyatola, Chủ tịch Tổ chức Cộng đồng người Nigeria (NIDO), cho biết: “Hiện tại đang có nhiều cầu thủ bóng đá thất nghiệp lang thang khắp Phnom Penh, họ chật vật kiếm sống bằng cả việc khác. Ông Austin Koyatola đăm chiêu: “Trong thời đại internet, bất kỳ ai quan tâm cũng có thể hiểu tình trạng ngành công nghiệp bóng đá ở Campuchia”.

Sự háo hức xuất ngoại cũng khiến nhiều cầu thủ Nigeria trở thành nạn nhân của nạn buôn người, trốn chạy các đặc vụ Nigeria trên đất Chùa Tháp. Cầu thủ Oladiji, 23 tuổi, từng là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Bị mê hoặc bởi lời hứa mức lương 4 con số, Oladiji đến Campuchia năm 2009 ở tuổi 17 nhưng mức lương mà anh thực nhận chỉ có 200 USD/tháng. Chi gần hết số tiền mang theo 4.000 USD gồm phí đại lý, vé máy bay, chỗ ở và thức ăn trong tháng đầu tiên, Oladiji thấy mình không có lối thoát.

Ngay cả số tiền mà Oladiji mang đến Campuchia cũng là tiền anh vay và phải hoàn trả, vì thế anh đành phải ở lại và đồng ý nhận lương thấp. Chưa hết, Oladiji chỉ được cấp thị thực 1 tháng, dù rằng CLB tuyển dụng anh cam kết sẽ đảm bảo các điều kiện nhưng vẫn không gia hạn thị thực.

Kết quả là, ngoài số tiền vay mượn 4.000 USD lúc rời Nigeria, Oladiji còn phải cay đắng trả thêm 1.000 USD vì quá hạn thị thực và cuộc sống của chàng cầu thủ trẻ càng bi đát. Tuy nhiên, không phải mọi cầu thủ ngoại đều cùng đường. Sam Oseika, một cựu cầu thủ, luôn vui mừng khi được đá bóng ở Campuchia.

Với “tuổi thọ bóng đá” là 24 nhưng tuổi thật của Oseika nằm ở giữa 35 và 40, anh đã vui vẻ chơi ở giải đấu quốc gia của Campuchia trong nhiều năm. Sam Oseika vui vẻ kể: “Tôi hài lòng với mức lương được trả, cũng như không gặp bất kỳ vấn đề nào với cơ quan di trú. Tôi chỉ muốn đá và hỗ trợ đội của mình”.

Mỗi sáng, Oladiji thức dậy lúc 6 giờ 30 sáng, bận đồ tươm tất, cưỡi xe máy chạy về hướng Nam Phnom Penh. Lúc 7 giờ sáng, Oladiji đã có mặt ở một sân cỏ hoang tàn, anh tập luyện suốt 2 tiếng đồng hồ cùng hơn 20 cầu thủ Phi khác, họ có thể đá ở bất kỳ CLB nào, ở khắp nơi trên thế giới.

Lúc 4 giờ 30 phút chiều, Oladiji tập luyện lần thứ 2 tại sân vận động San Siro, một nơi nằm gần sân vận động thế vận hội Phnom Penh, nơi đây, các cầu thủ tha hồ chia sẻ kinh nghiệm và chí hướng về sự nghiệp của mình.

Văn Chương (tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/kinh-te-van-hoa-the-thao/cau-thu-goc-phi-o-camphuchia-569452/