Chấm dứt bệnh ngủ ngáy bằng 11 thói quen sinh hoạt hàng ngày

Những thói quen lành mạnh giúp bạn không 'kéo bễ' trong đêm, gây ảnh hưởng đến những người xung quanh và tránh những tác hại khôn lường đến chính sức khỏe bản thân.

Ngủ ngáy xảy ra ở mọi lứa tuổi và rất phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 40% dân số Việt Nam mắc chứng ngủ ngáy.

Nó cũng là nguyên nhân cao thứ ba dẫn đến ly hôn ở Mỹ và Anh.

Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu những mẹo giúp bạn đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.

1. Nằm nghiêng

Khi bạn nằm ngửa, đáy lưỡi và phần vòm miệng mềm chạm vào thành sau họng, làm tắc đường thở và làm bạn ngáy, vì vậy bạn nên nằm nghiêng để cổ họng được mở thoáng.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế ngủ, bạn có thể dùng một chiếc gối ôm để duy trì tư thế nằm nghiêng.

2. Giảm cân

Khi bạn thừa cân, phổi và cổ bạn chèn vào khí quản, khiến bạn dễ bị ngáy.

Nhưng đó mới chỉ là vấn đề nhỏ nhất, béo phì còn tăng khả năng bị ngưng thở khi ngủ.

3. Xì mũi trước khi ngủ

Thở bằng miệng thường khiến bạn bị ngáy, vì thế tốt nhất là nên thở bằng mũi.

Để làm được điều này, bạn cần rửa mũi và xì mũi trước khi đi ngủ, nếu cần có thể xịt thông mũi, bạn sẽ ngủ ngon hơn.

4. Dùng miếng dán mũi

Nếu bạn ngáy do ngạt mũi, bạn có thể dùng miếng dán mũi đặc biệt giúp nâng và thông mũi, giúp bạn thở dễ dàng hơn, tư đó giảm hoặc thậm chí chấm dứt hiện tượng ngáy.

5. Phương thuốc dân gian

Tầm ma khô

Nhiều cây thuốc dân gian có tác dụng chống dị ứng (một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ngáy), ví dụ như cây tầm ma, có thể chữa được bệnh ngáy.

Đun sôi 128 g lá tầm ma khô với 480 ml nước trong vòng 10-15 phút rồi uống trước khi đi ngủ.

Súc miệng bằng trà bạc hà trước khi đi ngủ cũng giúp chống dị ứng.

6. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Để giảm ngáy, hãy dọn dẹp nhà thường xuyên, đặc biệt là phòng ngủ.

Hút bụi, giặt rèm, ga trải trường và lau sạch các góc nhà để tiêu diệt triệt để các tác nhân gây dị ứng.

7. Chú ý khẩu phần ăn

Khẩu phần ăn cũng có ảnh hưởng lớn đến việc ngáy. Tránh ăn tối quá no trước khi đi ngủ.

8. Chữa các bệnh về mũi như lệch, vẹo vách ngăn mũi, viêm mũi, v.v.

Nếu những biện pháp giảm ngáy không có tác dụng với bạn, hãy đến gặp bác sỹ.

Có thể lệch vách ngăn mũi, viêm xoang mãn tính, v.v. là nguyên nhân khiến bạn ngáy và bác sỹ sẽ đưa ra cách chữa trị phù hợp.

9. Uống nhiều nước

Các chất dịch được tiết ra trong mũi và vòm họng khiến cho các bộ phận này càng trở nên bết dính và dễ phát ra âm thanh hơn nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước.

Thiếu nước khiến cho tình trạng ngủ ngáy thêm trầm trọng.

Do vậy, việc uống thật nhiều nước trắng mỗi ngày không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh hơn, mà còn là biện pháp hạn chế tình trạng ngủ ngáy hiệu quả.

10. Nói không với bia rượu

Các loại đồ uống có cồn, thuốc giảm đau và an thần đều có tác dụng làm giãn cơ bắp bao gồm cơ họng, khiến cho tình trạng ngủ ngáy dễ xảy ra.

11. Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ

Việc sinh hoạt với giờ giấc thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy nghiêm trọng không kém gì lạm dụng bia rượu.

Nếu làm việc liên tục nhiều giờ mà không ngủ, bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ, thậm chí gần như kiệt sức.

Khi đó, bạn sẽ ngủ sâu hơn bình thường, khiến cho các cơ trong mũi, miệng và cổ họng trở nên mềm nhũn và linh hoạt hơn, dễ va chạm nhau và phát ra tiếng ngáy.

Quỳnh Anh

Nguồn Gia Đình Mới: http://www.giadinhmoi.vn/cham-dut-benh-ngu-ngay-bang-11-thoi-quen-sinh-hoat-hang-ngay-d2344.html