Chậm hai năm, đội thêm 2.700 tỷ đồng

TP - Nếu chọn điển hình về sự lãng phí do thi công "rùa bò" thì dự án vệ sinh môi trường TPHCM lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (NLTN) đáng được xếp số 1.

Từ tổng mức đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2000 là hơn 199 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào 31/12/2007 nhưng đến nay tổng mức đầu tư được điều chỉnh thành hơn 354 triệu USD do chi phí tăng cao, trượt giá do thi công chậm. Số tiền đội lên thêm hơn 150 triệu USD trên tương đương với hơn 2.700 tỷ đồng. Trong đề xuất tăng 110 triệu USD vốn ODA (do Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay - PV) và dự kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án NLTN từ hơn 199 triệu USD lên hơn 354 triệu USD, (Tiếp theo trang 1) Trong số 69 dự án thực hiện chậm tại TPHCM trong thời gian qua làm tăng tổng vốn đầu tư thêm hơn 2.855 tỷ đồng mà Tiền Phong từng đề cập, không có tên dự án NLTN. Nay dự án này đội thêm hơn 2.700 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thêm do tiến độ rùa bò tại TP HCM lên hơn 5.500 tỷ đồng, số tiền đủ để xây năm cây cầu Thủ Thiêm hay bằng với vốn đầu tư xây cầu Cần Thơ hoặc hàng ngàn căn nhà khang trang cho người nghèo, giải quyết được khá nhiều khó khăn cho những nguồn vốn đang thiếu của TP này. Trong số 69 dự án thực hiện chậm tại TPHCM trong thời gian qua làm tăng tổng vốn đầu tư thêm hơn 2.855 tỷ đồng mà Tiền Phong từng đề cập, không có tên dự án NLTN. Nay dự án này đội thêm hơn 2.700 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thêm do tiến độ rùa bò tại TP HCM lên hơn 5.500 tỷ đồng, số tiền đủ để xây năm cây cầu Thủ Thiêm hay bằng với vốn đầu tư xây cầu Cần Thơ hoặc hàng ngàn căn nhà khang trang cho người nghèo, giải quyết được khá nhiều khó khăn cho những nguồn vốn đang thiếu của TP này. UBNDTP HCM cho rằng lý do đội vốn là dự án bị kéo dài (dự kiến hoàn thành vào 31/12/2007 nay xin gia hạn đến 31/12/2009). Theo ông Phan Châu Thuận, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án NLTN, nếu thi công kịp thời hạn chót 31/12/2009 (do WB đề ra) nhiều khả năng WB sẽ cho vay thêm 110 triệu USD. Còn tiếp tục chậm, ngân sách TP HCM sẽ phải chịu toàn bộ số tiền trượt giá cùng số vốn ODA chưa kịp giải ngân, lên đến 160 triệu USD. Nguyên nhân cụ thể dẫn đến nhiều gói thầu thi công chậm tiến độ là vướng các công trình ngầm như điện, điện thoại, cấp thoát nước… Những công trình này thường phải mất ít nhất ba tháng để chờ di dời, có công trình kéo dài 7 đến 8 tháng. Chậm nhất là gói thầu số 7, chỉ còn 230m cống (từ giếng S29 về giếng S28) là hoàn thành nhưng vướng đường ống cấp nước D2000 của Tổng Cty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) nên gói thầu vẫn chưa hoàn thành. Đường ống này lại đang cung cấp nước cho toàn bộ khu vực nội thành thành phố. Phải mất đến bốn năm bàn tính, SAWACO mới đồng ý cho nhà thầu thi công phía dưới đường ống cấp nước! Chưa kể việc nhà thầu thi công ẩu dẫn đến hàng loạt sự cố như lún nứt nhà dân, chìm đầu ống kích, kẹt thiết bị, vừa làm vừa nghỉ. Đây cũng là một trong ít dự án được ưu ái nhất tại TP HCM. Không chỉ liên tục chỉ đạo, đốc thúc, UBND TPHCM còn yêu cầu ứng trước cho một vài nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ, đơn giản hóa nhiều thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt. Theo ban quản lý dự án, cho đến giữa tháng 7/2009, tiến độ thi công dự án có khả quan hơn các năm trước và nhiều gói thầu cũng xong đến 95 phần trăm. Tuy nhiên, nhiều gói thầu mới đạt khoảng một nửa tiến độ như gói thầu số 10 và khối lượng công trình toàn dự án chỉ đạt khoảng 60 phần trăm. Chưa kể có gói thầu do robot bị mắc kẹt dưới đáy sông Sài Gòn nên có thể phải tách thành gói thầu khác và nhiều khả năng phải hoàn thành sau năm 2009. Sau thời gian dài ì ạch mấy tháng gần đây dự án này đang chạy nước rút nhưng khả năng hoàn thành toàn bộ công trình vào 31/12/2009 đang được xem như nhiệm vụ bất khả thi, vì hiện là mùa mưa, nhiều gói thầu dù thi công nhanh nhưng khối lượng vẫn còn quá lớn. Dự án có 22 gói thầu gồm bảy gói thầu tư vấn, ba gói thầu thoát nước thải và 12 gói thầu thoát nước. Trong số 12 gói thầu thoát nước thì có chín gói đang thi công (10, 11A1, 11A2, 11B1, 11B2, 12B1, 12B2, 13B1, 13B2), gói 14,15 và 16 mới xong thủ tục đấu thầu nửa đầu năm 2009. Nếu kéo dài tiếp tục thì không những dự án có nguy cơ đội thêm vốn, bị WB thổi còi mà TP HCM còn có thể phải rút vốn bù vào thiếu hụt.

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/tianyon/index.aspx?articleid=166635&channelid=3