Chân dung 'cỗ máy săn bàn' của Indonesia mà ĐTVN cần dè chừng

Vào đầu năm 2018, Beto đã hoàn tất thủ tục pháp lý để được công nhận là công dân của đất nước Indonesia. Ngay lập tức, anh được gọi vào ĐTQG và trở thành cây săn bàn chủ lực.

Vào cái năm Beto Goncalves bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp (1999), Đoàn Văn Hậu của chúng ta mới chỉ sinh ra. Khi ấy Beto khoác áo Sport Belem, đội bóng của thành phố Belem mà anh gia nhập từ khi còn là một cậu bé, báo Tổ quốc cho hay.

"Mỗi ngày, hai lần vào buổi sáng và buổi tối, tôi đến Sport Belem và trở về trên chiếc xe đạp hỏng", Beto nói với tờ Bola Sport, "Chiếc yên không thể cố định và tôi thường phải đạp trong tư thế đứng suốt 10km". Về sau, hành trình gian khổ này cũng chấm dứt khi anh chuyển đến đội bóng gần nhà hơn. Mãi đến năm 2005, Beto mới mua được một chiếc xe máy cà tàng.

Thành phố Belem nằm ở phía Bắc Brazil, cũng là cửa ngõ để tiến vào lưu vực Amazon. Tuy không nổi tiếng như các địa phương khác về bóng đá, nhưng mảnh đất này tự hào đã sinh ra Socrates, "nhà hiền triết", một huyền thoại góp phần tạo nên vẻ đẹp của bóng đá Brazil.

Beto không có các phẩm chất tương tự Socrates, thậm chí cũng không đủ giỏi để xuất hiện ở Serie A, giải đấu cao nhất tại Brazil. Trong suốt 10 năm, anh lang thang ở 12 CLB khác nhau tại các giải cấp thấp. Cuối cùng, ở tuổi 29, Beto quyết định xuất ngoại. Không phải châu Âu như phần lớn các tài năng xứ samba, anh đến Indonesia.

Bây giờ nhìn lại, đây là quyết định sáng suốt nhất của Beto. Tại đất nước vạn đảo, cầu thủ người Brazil nổi lên là chân sút hàng đầu, một "máy làm bàn" thứ thiệt. Mùa đầu tiên cùng Persipura Jayapura, anh ghi tới 18 bàn thắng. Sau đó, có cuộc phiêu lưu đến những CLB khác, bao gồm cả Penang của Malaysia, Beto chuyển tới Sriwijaya và thể hiện phong độ đáng kinh ngạc: ghi 58 bàn chỉ sau 74 trận.

Từ một cầu thủ vô danh trở thành thần tượng được sùng bái, đồng thời kiếm được cô vự xinh đẹp người Indonesia, cuộc sống với Beto là thiên đường có thật. Tuy nhiên, anh vẫn muốn nhiều hơn thế. Bất chấp tuổi tác, Beto cố hết sức để đạt được giấc mơ từ thời thơ ấu: khoác áo ĐTQG.

Beto Goncalves. Ảnh: Thethao247

Beto Goncalves. Ảnh: Thethao247

Vào đầu năm 2018, Beto đã hoàn tất thủ tục pháp lý để được công nhận là công dân của đất nước Indonesia. Ngay lập tức, anh được gọi vào ĐTQG và thực sự gây ấn tượng mạnh với ban huấn luyện của đội bóng này.

Alberto Goncalves với tên gọi dễ nhớ hơn là Beto có giải đấu chính thức đầu tiên cho ĐT Olympic Indonesia ở ASIAD 2018. Sự có mặt của lão tướng 38 tuổi này đã thổi một luồng gió mới vào mặt trận tấn công của đội bóng xứ vạn đảo.

Dù đã 38 tuổi, nhưng hễ có cơ hội ra sân, Beto vẫn hoạt động rất năng nổ và nhiệt huyết. Anh tham dự ASIAD 2018 với tư cách là một trong 3 suất cầu thủ trên 23 tuổi và để lại dấu ấn rất tích cực trong đội hình của HLV Luis Milla.

Ở giải đấu đó, Beto đã đóng góp 4 bàn thắng giúp đội tuyển Olympic Indonesia lọt tới vòng 1/8 của giải đấu. Trong năm 2018, Beto Goncalves đã ghi 8 bàn cho tuyển Olympic và 8 bàn cho tuyển quốc gia Indonesia, một thành tích rất ấn tượng.

Theo Dân Việt, ở cấp CLB, Alberto Goncalves đang khoác áo Sriwijaya FC tại giải vô địch quốc gia Indonesia. Từ năm 2016 đến nay, anh ra sân 83 trận và ghi tới 55 bàn thắng cho đội bóng của thành phố Palembang.

Beto là cầu thủ nhập tịch cao tuổi nhất trong lịch sử Indonesia được triệu tập lên ĐTQG. Anh dù đã không còn ở đỉnh cao phong độ, nhưng vẫn cho thấy sự tinh quái trong các pha xử lý bóng cùng khả năng chọn vị trí và khả năng săn bàn thắng rất nhạy cảm.

Beto Goncalves thực sự đang là một niềm hy vọng rất lớn của bóng đá Indonesia trong thời điểm hiện tại. Ở đất nước xứ vạn đảo, cầu thủ gốc Brazil đang là chân sút đạt hiệu xuất làm bàn tốt nhất của đội tuyển.

Chân sút này đã trở thành cầu thủ đầu tiên cán mốc 10 bàn nhanh nhất lịch sử khi chỉ cần đúng 11 lần ra sân cho ĐT Indonesia. Cỗ máy săn bàn đến từ Nam Mỹ đang thực sự là một hiệu ứng và là niềm hy vọng số một trên hàng công của ĐT Indonesia.

Chi Chi (T/h) - Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nguồn Đời Sống Plus: http://doisongplus.vn/chan-dung-co-may-san-ban-cua-indonesia-ma-dtvn-can-de-chung-76624-11.html