Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đang trả lời chất vấn của ĐBQH

Sáng nay, ngày 18/11, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đang trả lời chất vấn đại biểu của Quốc trong buổi sáng. Các nội dung chất vấn là về giải pháp nâng cao chất lượng xét xử, nâng cao trình độ trình độ, trách nhiệm cán bộ tòa án

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: VietTimes

Nội dung chất vấn Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình do Quốc hội công bố trước đó thuộc nhóm vấn đề thứ 4: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử, nhất là công tác xét xử về dân sự, hành chính, các vụ án tham nhũng; Việc nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì phiên chất vấn.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, có 54 đại biểu đăng ký chất vấn Chánh án. Những ý kiến hỏi đầu tiên tập trung vào việc xử lý một vụ án được xã hội quan tâm trong thời gian vừa qua như vụ Trương Hồ Phương Nga, Hà Văn Thắm. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai hỏi về việc tinh giản biên chế của ngành tòa án, đâu là giải pháp để ngành tòa án vừa tinh giản biên chế và vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng xét xử.

Đặc biệt, đại biểu Trương Thị Bích Hằng chất vấn việc luật tố tụng dân sự quy định tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài. Tuy nhiên, vừa qua các đơn này đều bị tòa án trả lại. Vậy nguyên nhân là gì và phải làm sao để tổ chức công đoàn có thể thực hiện quyền khởi kiện – đại biểu Hằng chất vấn.

Khi ông Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn. Viện trưởng VKSNDTC, các Bộ trưởng cùng tham gia trả lời chất vấn gồm Bộ trưởng Bộ Công an, Nội vụ, Tư pháp và các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác tùy theo nội dung chất vấn có liên quan (nếu có).

Sau phần chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ tư.

Đầu giờ sáng 18/11, bên hành lang Quốc hội, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho "Năm 2020 sẽ kết thúc chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Đảng, nhưng tôi nghĩ sau đó vẫn cần tiếp tục đổi mới vì nền tư pháp thế giới tiến mạnh cả về cơ sở hạ tầng pháp lý và việc xây dựng đội ngũ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động của ngành", ông Bình cho biết.

Cũng theo Chánh án TANDTC, thời gian qua, khi thực hiện nghị quyết 49 ngành đã làm được nhiều việc. Trước hết là xây dựng hạ tầng pháp lý. Sau Hiến pháp 2013 là một loạt các đạo luật về cải cách tư pháp, trong đó đề cao quyền con người. Nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ của thế giới được áp dụng như suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng... Đội ngũ các chức danh tư pháp đã lớn mạnh hơn trước, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và các đội ngũ khác như giám định viên, các chức danh thi hành án.

"Như vậy là có sự lớn lên về mặt số lượng, nâng cao chất lượng. Cán bộ được đào tạo bài bản hơn, nhiều người có học vị cao. Riêng đội ngũ thẩm phán và điều tra viên 100% có trình độ đại học và cao hơn. Trách nhiệm của họ cũng được nâng cao", ông Bình nói.

Buổi chiều, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ trong các phiên chất vấn từ ngày 16 - 18/11/2017.

Sau phần trả lời của Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trọng Nhân

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/truc-tiep-chanh-an-tand-toi-cao-nguyen-hoa-binh-dang-tra-loi-chat-van-cua-dbqh-146429.html