Châu Âu, châu Á không quá lo ngại về suy thoái Mỹ

Giới đầu tư tại các thị trường Âu - Á có thể yên tâm phần nào khi các chuyên gia cho rằng châu Âu không quá lo ngại về suy thoái Mỹ, nếu có, trong khi kinh tế châu Á ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn.

small_8746.jpg Châu Âu không quá lo ngại về suy thoái Mỹ Tại châu Âu, cứ mỗi khi kinh tế Mỹ có vấn đề thì ngay cả những bà nội trợ cũng cảm thấy điều đó dù không đọc báo nghe đài. Bởi hai nền kinh tế này gắn kết nhau như môi với răng suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy vậy, do đã có sự chuẩn bị, do đã có nền tảng vững chắc hơn rất nhiều nên châu Âu lần này không quá lo ngại suy thoái Mỹ, theo như nhận định của giới chuyên gia kinh tế khu vực này. "Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, châu Âu sẽ không song hành, dù cũng sẽ phải tiến bước trong gập ghềnh hơn trước. Với hai đầu tàu kinh tế vững vàng là Pháp và Đức, cùng với sự trưởng thành mạnh mẽ và nhanh chóng của các nền kinh tế khác, châu Âu sẽ tự điều chỉnh linh hoạt và hiệu quả hơn", chuyên gia Andreas Rees của Tập đoàn tài chính UniCredit ở Munich, Đức, đưa ra nhận định. Kinh tế châu Á ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn Giới đầu tư châu Á có thể yên tâm phần nào khi các chuyên gia cho rằng kinh tế châu Á ít phụ thuộc vào kinh tế Mỹ hơn nên ít bị ảnh hưởng hơn. Hơn thế nữa, việc tăng cường rất mạnh giao thương nội khối cũng như đầu tư chéo vào nhau của các nền kinh tế châu Á đang trở nên hữu hiệu hơn bao giờ hết, qua đó tự tạo sức mạnh nội lực thực sự cho khu vực, phần nào tránh khỏi sóng gió của các cuộc khủng hoảng ở các khu vực khác, dù là rất có ảnh hưởng, xét trên lý thuyết. Trong quá khứ thì kinh tế châu Á khá phụ thuộc vào hoạt động giao thương với nền kinh tế Mỹ nên thường bị ảnh hưởng trực tiếp và mau chóng từ bất cứ động thái nào của nền kinh tế lớn nhát hành tinh. Song nay, mọi chuyện đã khác. Ngoài việc tăng cường rất mạnh giao thương nội khối cũng như đầu tư chéo vào nhau thì bản thân các nước châu Á đã và đang khai thác và sơ chế, tinh chế rất hiệu quả các nguồn nguyên nhiên liệu sẵn có trên những mảnh đất giàu đẹp của mình. Xét về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thì khu vực này chưa bao giờ lo ngại. Trong khi đó, khả năng sử dụng chúng cho thật hiệu qyủa thì rõ ràng đang cải thiện từng ngày, và đang phát huy thấy rõ với từng nền kinh tế cũng như cả khối. Tuy vậy, ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Các lĩnh vực xuất khẩu mạnh sang thị trường Bắc Mỹ sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất, trong đó Nhật Bản sẽ là nền kinh tế bị tác động thật sự dữ dội nhất. Các mảng xuất khẩu ôtô, đồ điện tử, dầu mỏ, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng... sẽ bị ảnh hưởng bởi sức cầu ở Mỹ sẽ suy giảm mạnh nếu nền kinh tế này không tránh được cơn suy thoái tồi tệ. Và Nhật Bản là nước mạnh về các lĩnh vực xuất khẩu nói trên, đặc biệt là xuất khẩu ôtô và đồ điện tử. Trung Quốc chắc chắn bị ảnh hưởng không ít, bởi nước này đang gia tăng ngày càng mạnh mẽ lượng hàng xuất khẩu sang Bắc Mỹ (Cho dù trên thực tế thì nước này cũng đang gia tăng ngày càng mạnh mẽ lượng hàng xuất khẩu khắp năm châu bốn bể). Song chính nền kinh tế lớn như Trung Quốc, cùng với Ấn Độ, với nhịp độ tăng trưởng không ngừng cùng sức cầu nội tại và tiềm lực thực sự của mình, sẽ là những tác nhân lớn giữ nhịp tăng trưởng cho khu vực châu Á, giúp khu vực này tránh "cảm cúm" một khi nền kinh tế Mỹ "hắt hơi sổ mũi". Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9/1 cho rằng, các nước đang phát triển kéo lại tăng trưởng cho thế giới, với GDP tăng 7,1% năm 2008; và ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu lên các nước trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là không lớn. Báo cáo, với tựa đề “Phổ biến công nghệ tại các nước đang phát triển”, cho biết các nước đang phát triển có sức chống chịu tốt với sự tụt dốc của nền kinh tế Mỹ, với mức GDP trung bình là 7,1% năm 2008, so với mức tăng trưởng trung bình của các nước có thu nhập cao chỉ là 2,2%. Báo cáo dự báo tăng trưởng thế giới trong hai năm tới sẽ giảm, và các nước đang phát triển phải tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ để tăng trưởng mạnh hơn trong tương lai. Giới đầu tư tại Việt Nam cũng có thể yên tâm Đã bắt đầu hòa nhập vào thị trường thế giới, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ, song có thể sẽ không bị ảnh hưởng mạnh. Thực tế cho thấy, Việt Nam có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu kinh tế toàn cầu suy thoái, đặc biệt là kinh tế Mỹ, một khi thị trường, đặc biệt là thị trường tài chính, đã bắt đầu hòa vào dòng chảy chung của thế giới. Minh chứng mới nhất là việc thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sụt giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới lại vừa chứng kiến một ngày thứ 3 đen tối, ngày 22/1 vừa qua. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 9/1 cho rằng, khu vực Đông Á - Thái Bình Dương dự kiến có thể đạt mức GDP trung bình 10% trong năm 2007, 9,8% năm 2008, và 9,6% năm 2009. Tăng trưởng của Việt Nam dự báo là 8,3%, cho 2007 8,2% cho 2008 và 8,3% cho 2009. Ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu lên các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam là không lớn.

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29487-chau-au-chau-a-khong-qua-lo-ngai-ve-suy-thoai-my