Chỉ mặt, điểm tên những trạm BOT 'đặt nhầm chỗ'

Toàn tuyến QL1 có tới 37 trạm thu phí. Trong số này quá nửa là trạm thu phí của các dự án BOT. Nhưng điều ngạc nhiên nhất là có tới 8 trạm BOT bị đặt nhầm chỗ gây bức xúc dư luận.

Tài xế tiếp tục chuẩn bị "núi" tiền lẻ để qua trạm thu phí Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: T.L

Hà Nội cấm taxi, ôtô hoạt động trên nhiều tuyến phố

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành phương án tuyến phố cấm taxi và ôtô khu vực nội thành. Thành phố sẽ cấm taxi giờ cao điểm từ ngày 25/12, khung giờ sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30 trên tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương để phục vụ vận hành tuyến buýt nhanh BRT.

Từ ngày 11/8, thành phố cấm taxi hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h30-8h30, chiều 16h -19h) từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần tại hai tuyến đường Mai Xuân Thưởng, Hoàng Hoa Thám (từ phố Ngọc Hà đến phố Mai Xuân Thưởng).

Tương tự, taxi bị cấm hoạt động buổi sáng 6h-9h khi qua cầu Chương Dương hướng từ đường Nguyễn Văn Cừ về trung tâm Hà Nội. (Xem tiếp)

BOT đặt nhầm chỗ: Những “khối u” trên xương sống quốc lộ 1

Khi những vấn đề của trạm BOT Cai Lậy được làm sáng tỏ và bản chất của nỗi bức xúc trong dân chính là trạm thu phí lẽ ra phải được đặt ở đường tránh thì dời ngay ra QL1. Điều này khiến các chủ phương tiện dù không sử dụng đường BOT vẫn phải trả tiền. Việc sử dụng tiền lẻ như một cách phản đối sự vô lý này đã từng xảy ra ở nhiều trạm thu phí BOT “đặt nhầm chỗ” khác.

Đây là các trạm BOT tuyến tránh QL1 qua các thị xã, thành phố. Nói một cách khác, các nhà đầu tư làm đường BOT một đằng nhưng lại đặt trạm ở “xương sống” QL1 và trở thành những “khối u”. BOT Cai Lậy - Tiền Giang chính là một “khối u” như vậy. (Xem tiếp)

Dự án luật đặc biệt lên bàn Thường vụ Quốc hội

Đây cũng là dự án luật đầu tiên do một cá nhân đại biểu Quốc hội trình trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Tiếp tục phiên họp thứ 13, sáng 18/8 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Hành chính công. Trưởng ban soạn thảo là nữ đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội.

Một số chuyên gia nhận xét đây là dấu ấn lập pháp mới của Quốc hội. Vì, một số nhiệm kỳ trước cũng đã có đại biểu trình sáng kiến lập pháp, nhưng mới chỉ là đề nghị chứ chưa được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. (Xem tiếp)

Xáo trộn các Cục, Vụ tại Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ trong tình hình mới.

Cụ thể, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 98/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ngành của Bộ Công Thương nhằm đáp ứng cao hơn trong tình hình mới.

Điểm đáng chú ý trong nghị định 98 của Chính phủ là các đơn vị hành chính, sự nghiệp trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương được sắp xếp, thu gọn từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị... (Xem tiếp)

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP. HCM, tốc độ xây đường phải gấp 7 lần

Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu khai mạc.

Sáng 18/8, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2015-2020 đã khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề cập đến một thách thức rất lớn của TP.HCM trong mục tiêu đột phá về giao thông, đó là TP đang thiếu đường giao thông. Theo ông Nhân, 1km2 đất đô thị phải có 10km đường nhưng hiện nay TP.HCM chỉ có 1,98km đường/km2, tức là chưa được 20% so với tiêu chuẩn. Mặc dù, trong 6 năm qua mật độ đường của TP đã tăng từ 1,45km/km2 lên 1,98km/1km, nhưng khó đáp ứng với yêu cầu đặt ra. (Xem tiếp)

Di dời trụ sở Bộ, ngành khỏi nội đô Hà Nội: 15 năm vẫn “dậm chân tại chỗ”

Gần 15 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng, nhưng đến nay Hà Nội vẫn chưa thu hồi được một khu đất nào từ các Bộ, ngành để xây dựng các công trình công cộng.

Có thể thấy, rất nhiều cơ quan được bố trí đất để chuyển trụ sở như: Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Dân tộc… Tuy nhiên, phần lớn trong số các cơ quan này vẫn giữ trụ sở cũ hoặc bàn giao cơ quan Trung ương quản lý.

Đơn cử, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuyển về trụ sở mới rộng rãi 1,38ha trên phố Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy) nhưng Bộ này vẫn giữ lại khu đất trụ sở cũ ở 83 Nguyễn Chí Thanh để một đơn vị trực thuộc của Bộ sử dụng. (Xem tiếp)

Thu thuế VAT tăng cao nhất trong 6 năm

Theo báo cáo Vietnam Chartbook tháng 7 của CTCK Sài Gòn (SSI), chỉ số công nghiệp tháng 7/2017 tăng 8,1% so với cùng kỳ 2016. Tính chung 7 tháng đầu năm 2017, chỉ số công nghiệp tăng 6,5%, mức cao nhất kể từ đầu năm cho thấy xu hướng cải thiện trong quý II vẫn tiếp tục tiếp nối sang quý III.

Công nghiệp chế biến chế tạo đạt tăng trưởng cao là một điểm cần lưu ý trong bức tranh tăng trưởng chung của năm 2017 vốn bị ngành khai khoáng bóp méo.

6 tháng đầu năm 2017, thu thuế giá trị gia tăng (VAT) đạt 141.000 tỷ đồng, tăng 17,2% so với cùng kỳ 2016, mức tăng cao nhất 6 năm qua. Thuế VAT và TNDN chiếm tới 43% tổng thu ngân sách. (Xem tiếp)

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/chi-mat-diem-ten-nhung-tram-bot-dat-nham-cho-3091737.html