Chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững

Đến một thời điểm nào đó, lãnh đạo doanh nghiệp (DN) nhận ra đơn vị mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên đã không thể khắc phục thì quá muộn. Khi đó, DN buộc phải đại phẫu nếu muốn tồn tại và phát triển…đó là một trong rất nhiều ý kiến của đại diện các doanh nghiệp khi đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh, hướng đến sự phát triển bền vững cho DN.

Khi thương hiệu DN trở thành “vết nứt” trong sự phát triển

Thời gian qua, đã có nhiều câu chuyện đáng buồn xảy ra trên thương trường cho thấy, vấn đề đạo đức kinh doanh của DN nếu không được coi trọng thì không ai khác chính DNsẽ chịu thiệt thòi.

Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh là chìa khóa để DN phát triển bền vững.

Xây dựng văn hóa, đạo đức kinh doanh là chìa khóa để DN phát triển bền vững.

Chỉ mới đây thôi, hẳn nhiều người tiêu dùng vẫn còn nhớ câu chuyện liên quan đến vấn đề đạo đức kinh doanh của thương hiệu lụa nổi tiếng Khaisilk, khi họ “cố tình” lừa dối người tiêu dùng khi bán sản phẩm thương hiệu Việt, nhưng gắn mác Trung Quốc. Hay xa hơn nữa, đó là câu chuyện đình đám liên quan đến vấn đề nước mắm, hay vấn đề của Tân Hiệp Phát trong thương vụ con ruồi…khiến DN lao đao.

Những bài học đau xót trên một lần nữa cho thấy, vấn đề văn hóa DN và đạo đức kinh doanh đã không còn chỉ đơn thuần là khẩu hiệu của mỗi DN mà ngược lại, văn hóa và đạo đức kinh doanh phải luôn luôn được các DN, doanh nhân xem như một triết lý sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mình.

Đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức đối với DN tại Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh” do Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh phối hợp với Bộ Văn hóa tổ chức, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng, đối với các DN hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa DN đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững.

Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.

Đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa, đạo đức đối với DN tại Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh” do Viện nghiên cứu Chiến lược và Cạnh tranh phối hợp với Bộ Văn hóa tổ chức, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng, đối với các DN hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa DN đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó, sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.

Cũng theo ông Bình, trong thời buổi thị trường thay đổi liên tục như hiện nay, việc xây dựng văn hóa có lúc bị DN coi nhẹ, thậm chí nhiều DN không chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hoặc có nhận thức sai lệch về vấn đề này.

Trong khi đó, có không ít DN chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt, khiến hình ảnh, thương hiệu DN trở thành “vết đứt” trong sự phát triển, khiến cho sự phát triển đó không bền vững và trái ngược hoàn toàn với vẻ bề ngoài của sự thành công trước mắt trong kinh doanh, hay trong các hoạt động đối ngoại.

Nguyên nhân của thái độ coi nhẹ này thường đến từ lãnh đạo DN. Vì giá trị thương hiệu cũng như giá trị văn hóa thường rất khó đo lường, vì thế, không ít nhà quản lý thường bỏ qua, hoặc rằng buộc nhân viên bằng các quy định và để “văn hóa” phát triển tự phát. “Đến một thời điểm, lãnh đạo DN nhận ra đơn vị mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia rẽ, bè phái hay tật xấu của nhân viên đã không thể khắc phục thì quá muộn. Khi đó, DN buộc phải đại phẫu nếu muốn tồn tại và phát triển”, ông Bình nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cũng cho rằng, muốn có một cộng đồng DN, doanh nhân văn hóa, trước hết pháp luật phải xử nghiêm những DN vi phạm liên quan đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi lẽ, có xử lý nghiêm được các vi phạm thì mới hô hào, kêu gọi DN hành xử có văn hóa.

Văn hóa kinh doanh tạo nên giá trị thương hiệu bền vững

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của DN chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải DN nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là việc xã hội cứ đòi hỏi DN phải có đạo đức kinh doanh, nhưng môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, thiếu minh bạch, vẫn còn tồn tại những chi phí ngầm, bôi trơn…

Có thể nói, hiện nay nhiều DN vẫn đang coi trọng lợi nhuận của mình hơn là quyền lợi của khách hàng. Mỗi khi có khiếu kiện từ phía khách hàng về sản phẩm, DN thường tìm cách đổ lỗi cho khách hàng, trong khi đó, số lượng DN dám nhận trách nhiệm về mình chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Vì thế, chỉ khi nào DN tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, gây dựng niềm tin và làm cho khách hàng hài lòng nhiều hơn là coi trọng lợi ích của mình, thì khi đó mới có thể nói đến vấn đề đạo đức kinh doanh và xây dựng thương hiệu thành công.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, giá trị thương hiệu của DN chính là một phần của văn hóa kinh doanh, vì chính thương hiệu mới tạo nên giá trị bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay, không phải DN nào cũng sẵn sàng đánh đổi lợi nhuận của mình để tạo dựng được giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, thực tế đáng buồn hiện nay đó chính là việc xã hội cứ đòi hỏi DN phải có đạo đức kinh doanh, nhưng môi trường kinh doanh chưa thực sự lành mạnh, thiếu minh bạch, vẫn còn tồn tại những chi phí ngầm, bôi trơn… nên sẽ rất khó cho DN trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh cũng như văn hóa kinh doanh.

Không thể phủ nhận, để sản phẩm của DN trở thành thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường, vai trò lãnh đạo luôn có tính chất quyết định, đặc biệt là cách hành xử của tất cả các thành viên trong DN như: Cung cách làm việc, thái độ lắng nghe, giờ giấc, tác phong…

“Khi nhắc đến cụm từ “văn hóa doanh nghiệp” mới đầu nghe có vẻ cao sang, mĩ miều, nhưng thực tế nó được thể hiện từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người, mỗi thành viên trong DN. Chỉ cần một hành động rất nhỏ trong việc để rác đúng nơi quy định, đó chính là thể hiện cách cư xử có văn hóa, chứ không phải là một điều gì quá cao siêu”, ông Phạm Đức Bình – Giám đốc Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam chia sẻ.

Cũng đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa DN, đặc biệt là văn hóa DN trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN), ông Đỗ Minh Cương, Phó viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp cũng cho rằng, để DN phát triển bền vững thì trong tương lai, việc xây dựng văn hóa DN của Việt Nam cũng phải được kiến tạo, chuẩn hóa theo 4 nguyên tắc cơ bản đó là: Tăng cường giao tiếp, tương tác; Minh bạch thông tin; Công nghệ hỗ trợ; Phân quyền ra quyết định. Và cần bổ sung thêm nguyên tắc thứ năm, là nguyên tắc chỉ đạo về quan điểm, thái độ và cách tiếp cận về sự đầu tư, phát triển công nghiệp và nền kinh tế 4.0.

Bên cạnh đó ông Cương cũng cho rằng, cần nhận thức rõ quản trị văn hóa DN là một phương pháp quản trị DN cơ bản, là nền tảng cho sự đổi mới sáng tạo và phát triển các công nghệ mới. Qua đó, nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo trong quản trị văn hóa DN, đồng thời chú trọng công tác quản trị chiến lược, quản trị sự thay đổi theo các nguyên tắc của cuộc CMCN 4.0 vì sự phát triển bền vững của DN và đất nước.

Đỗ Đạt

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/chia-khoa-de-doanh-nghiep-phat-trien-ben-vung-80291.html