Chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng xanh hiếm gặp

Những người yêu thiên văn trên khắp thế giới vừa có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng xanh hiếm gặp vào tối ngày 30/8 vừa qua. Đây là siêu trăng lớn nhất của năm 2023 và cũng là siêu trăng thứ 3 và cuối cùng trong năm. Hiện tượng này dự kiến diễn ra trong 3 ngày, đạt cực đại vào ngày 31/8.

Siêu trăng xanh tại Zaragoza, Tây Ban Nha, tối 30/8/2023. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock

Hiện tượng siêu trăng xanh

Siêu trăng là thuật ngữ các nhà thiên văn học gọi thời điểm trăng tròn khi Mặt trăng gần Trái đất nhất, ở khoảng cách 357.344km. Trong khi đó, siêu trăng xanh biểu thị lần trăng tròn thứ 2 xảy ra trong cùng 1 tháng dương lịch (không phải màu sắc của Mặt trăng). So với trăng tròn thông thường, siêu trăng xanh sẽ lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%.

Tùy thuộc vào vị trí, các quốc gia trên thế giới đã có thể chiêm ngưỡng hiện tượng đặc biệt này trong ngày 30 hoặc 31/8. Đây là siêu trăng lớn nhất của năm 2023 và cũng là siêu trăng thứ 3 và cuối cùng trong năm. Hiện tượng này dự kiến diễn ra trong 3 ngày, đạt cực đại vào ngày 31/8. Lần trăng tròn trước đã diễn ra vào ngày mùng 1/8 và lần đó cũng là siêu trăng.

Theo NASA, hiện tượng trăng xanh hoặc siêu trăng tương đối phổ biến, diễn ra vài lần mỗi năm. Tuy nhiên, siêu trăng xanh chỉ xảy ra khoảng 1 lần trong 1 thập kỷ. Khoảng 25% tổng số các đợt trăng tròn là siêu trăng, nhưng chỉ có 3% dịp trăng tròn trùng thời điểm trăng xanh.

Trong hiện tượng hiếm gặp này, Sao Thổ cũng sẽ có thể được nhìn thấy dưới dạng 1 điểm sáng cao hơn phần trên của Mặt trăng khoảng 5 độ. Bên cạnh đó, người quan sát cũng có thể thấy được Sao Hỏa và Sao Chức Nữ, thậm chí cả Sao Mộc và Sao Kim trên bầu trời vào buổi sáng sớm sau đêm siêu trăng xanh đạt đỉnh.

Thời gian giữa các siêu trăng xanh khá bất thường - có thể lên tới 20 năm nhưng nhìn chung trung bình là 10 năm. Do vậy, những người yêu thiên văn sẽ không được chiêm ngưỡng hiện tượng này cho đến tháng 1 và tháng 3/2037.

Ảnh siêu trăng xanh từ khắp nơi trên thế giới ngày 29 và 30/8/2023

Sân bay London Heathrow, Vương quốc Anh. Ảnh: AFP/Getty Images

Đền cổ Poseidon ở Cape Sounion, Hy Lạp. Ảnh: Reuters

Fort Baker, Sausalito, California, Mỹ. Ảnh: AP

Thành phố Rosh HaAyin, Israel. Ảnh: EPA-EFE/Shutterstock

Ujue, Tây Ban Nha. Ảnh: AP

Thánh đường Hồi giáo Hagia Sophia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Tòa nhà Hoàng gia Liver, Liverpool, Anh. Ảnh: Getty Images

St Leonards, Sydney, Australia. Ảnh: 9News

Trăng tròn trên một nhà thờ ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AP

Tháp Galata nổi tiếng ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images

Trên bầu trời Beirut, Lebanon. Ảnh: AP

Tháp CN ở Toronto, Canada. Ảnh: The Canadian Press/AP

Siêu trăng cùng bức tượng của nhà lãnh đạo quân sự Damdin Sukhbaatar trên Quảng trường Sukhbaatar ở Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AP/Ng Han Quan

Trăng xanh trên bầu trời Hà Nội, tối 30/8/2023. Người yêu thiên văn học Việt Nam vẫn có thể quan sát Mặt Trăng ở trạng thái gần như tròn nhất vào đêm nay 31/8 (theo giờ Việt Nam). Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Nguồn: Washington Post, Báo Nhân Dân, TTXVN

Hồng Ngọc

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/chiem-nguong-hien-tuong-sieu-trang-xanh-hiem-gap-179230831182120398.htm