Chiêm ngưỡng những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp

Trải qua bao thăng trầm và biến cố, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, vẫn còn đó những công trình 'đỉnh cao' một thời xa vắng.

Nói đến những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp phải kể đến đầu tiên là Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812.

Nói đến những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp phải kể đến đầu tiên là Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812.

Cột cờ có chiều cao hơn 33m, tính cả trụ treo cờ thì cao hơn 44m gồm ba tầng đế và một thân cột. Hiện nay, dù có nhiều công trình cao lớn hơn hiện diện bên cạnh, công trình cột cờ Hà Nội vẫn rất hoành tráng, sừng sững đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

Khi nhắc tới những công trình cao nhất thời bao cấp thì không thể nào không nhắc tới ông khói nhà máy gạch Đại La được xây dựng từ những năm 1920. Đến giữa những năm 1990, nhà máy gạch bị phá bỏ để xây khách sạn Horison nay là khách sạn Pullman nhưng cột ống khói này vẫn được giữ lại như 1 biểu tượng về một thời.

Chiếc ống khói của nhà máy gạch Đại La đến nay vẫn còn ở trước cửa khách sạn Pullman. Ống khói có chiều cao khoảng 40m là một trong những công trình cao nhất của thời bao cấp đến nay vẫn còn sót lại, nhiều người vẫn gọi với cái tên "ống khói Cát Linh".

Cánh cửa để đi vào bên trong ống khói và câu chuyện lịch sử về ống khói.

Tường gạch theo thời gian đã nhuốm màu rêu phong, trải qua bao biến cố lịch sử, cột ống khói này vẫn sừng sững giữa đất trời Hà Nội.

Chiếc ống khói của nhà máy gạch Đại La ở cuối đường Cát Linh là một biểu tượng hiền hòa chất phác và kiêu hãnh của nền văn minh gạch máy đầu thế kỉ trước.

Khách sạn Thăng Long được khánh thành vào giữa những năm 1980, nằm ở phố Giảng Võ được xây dựng với 11 tầng với chiều cao 38m. Với chiều cao này, khách sạn đã từng giữ vị trí quán quân về chiều cao trong các tòa nhà ở Hà Nội trong nhiều năm.

Khách sạn Thăng Long hay “Tòa nhà 11 tầng” đã trở thành một trong những điểm nhấn mang tính biểu tượng của Hà Nội thời hậu chiến.

Vào năm 1992, khách sạn Thăng Long đã đổi tên thành khách sạn Hà Nội. 4 năm sau, khách sạn đã xây dựng thêm một tòa nhà 18 tầng nằm liền kề khiến biểu tượng chọc trời một thời của Hà Nội chìm vào quên lãng.

Là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Thủ đô Hà Nội, Nhà thờ Lớn Hà Nội có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m cũng là một trong những công trình để đời ở Hà Nội thời bao cấp.

Trải qua bao thăng trầm và biến cố, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên,đến nay công trình này vẫn hiên ngang giữa đất trời Thủ đô mặc cho những công trình mới liên tục mọc lên.

Hoàng Hà

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/chiem-nguong-nhung-cong-trinh-cao-nhat-ha-noi-thoi-bao-cap-160102.html