Chiến đấu cơ Italia khiến Đức 'xấu hổ' thế nào trong CTTG 2?

Biết Macchi C.202 tốt hơn nhiều so với Bf 109, thế nhưng vì 'sĩ diện' Không quân Đức đã chọn máy bay nội địa thay vì sản xuất loại của Italy. Họ nhanh chóng nhận được 'cái giá phải trả' với lựa chọn sai lầm, cảm tính này.

Trong khi Messerschmitt Bf 109 được coi là loại máy bay thành công nhất được Đức phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thì Macchi C.202 lại là loại chiến đấu cơ được coi là thành công nhất của Italia và của cả phe trục trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Archive.

Trong khi Messerschmitt Bf 109 được coi là loại máy bay thành công nhất được Đức phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thì Macchi C.202 lại là loại chiến đấu cơ được coi là thành công nhất của Italia và của cả phe trục trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Archive.

Ra đời từ năm 1940, bản thân các kỹ sư Đức cũng phải kinh ngạc với khả năng chiến đấu cực kỳ vượt trội của tiêm kích Macchi C.202. Tuy nhiên, lòng kiêu hãnh và sự "sĩ diện" của người Đức đã khiến họ chọn Bf 109 làm chiến đấu cơ chủ lực thay vì chọn C.202. Nguồn ảnh: Archive.

Do là cùng một phe, Italia sẽ sẵn sàng gật đầu khi Đức yêu cầu được sản xuất C.202 cho lực lượng Không quân của mình. Tuy nhiên lòng tự kiêu của người Đức đã khiến họ chọn Bf 109 mặc dù họ biết rằng C.202 vượt trội hơn nhiều. Nguồn ảnh: Archive.

Bằng chứng là vào cuộc chiến ở Bắc Phi, tỉ lệ diệt - bị tiêu diệt của tiêm kích C.202 do Italia sử dụng là tốt hơn nhiều so với Bf 109 do các phi công Đức điều khiển. Nguồn ảnh: Archive.

Đây cũng là loại chiến đấu cơ được Italia sản xuất với số lượng nhiều nhất trong suốt cuộc chiến, tổng cộng đã có tới 1150 chiếc C.202 được Italia cho ra đời trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Archive.

Sau chiến tranh, C.202 vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới tận năm 1951 mới chính thức bị cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Archive.

Tiêm kích một chỗ ngồi Macchi C.202 có chiều dài 8,85 mét, sải cánh rộng 10,58 mét và diện tích mặt cánh chỉ 16,82 mét vuông. Loại máy bay này có trọng lượng rỗng chỉ 2,49 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa là 2,93 tấn. Nguồn ảnh: Archive.

Do có tải trọng cực nhẹ, C.202 chỉ cần một động cơ Alfa Romeo RA.1000. Đây là loại động cơ V-12 làm mát bằng dung dịch do Italia tự sản xuất. Động cơ có công suất tối đa 1175 PS ở số vòng tua tối đa 2500 vòng trên phút. Nguồn ảnh: Archive.

Độ cơ động của C.202 là tuyệt hảo ở mọi độ cao. Ở độ cao 5600 mét, tốc độ tối đa nó đạt được là 600 km/h. Không quá nhanh nhưng bù lại là khả năng cơ động cực kỳ tốt trên không. Nguồn ảnh: Archive.

Tầm hoạt động tối đa của tiêm kích Macchi C.202 lên tới 765 km và trần bay của nó có thể lên tới 11.500 mét. Nguồn ảnh: Archive.

Hệ thống vũ khí mà C.202 có thể mang theo bao gồm 2 khẩu súng máy 12,7mm với cơ số đạn 400 viên mỗi khẩu cùng 2 khẩu súng máy 7,7mm cùng cơ số đạn 500. Điểm đặc biệt là súng máy trên C.202 dù cỡ nòng không cao nhưng lại cực kỳ chính xác. Nguồn ảnh: Wiki.

Ngoài ra, chiến đấu cơ này còn có khả năng mang theo 2 quả bom mỗi quả nặng tới 160 kg hoặc 2 thùng xăng phụ mỗi thùng 100 lít để tăng tối đa tầm bay trong những phi vụ yểm trợ cho cường kích cơ. Nguồn ảnh: Archive.

Mời độc giả xem Video: Tiêm kích Macchi C.202 trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-dau-co-italia-khien-duc-xau-ho-the-nao-trong-cttg-2-1131026.html