Chiến đấu với bệnh ung thư - Những điều bệnh nhân 'phải' làm

Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ và hướng dẫn của thầy thuốc chỉ là một phần trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

Bài viết dưới đây là những chia sẻ tâm huyết của Bs Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa ngoại1, Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh để các bệnh nhân ung thư tham khảo.

Điều trị ung thư là một sự tàn phá khủng khiếp của những vũ khí hiện đại tác động lên cơ thể yếu đuối của con người chúng ta dù rằng những vũ khí điều trị luôn được “cải tiến” ngày càng hiện đại và tinh vi: Phẫu trị- Hóa trị - Xạ trị - Liệu pháp ngắm trúng đích... Nhưng vũ khí nào thì cũng có hai mặt, bên cạnh nó tiêu diệt tế bào ung thư thì cả những tế bào lành lặn cũng có thể bị “vạ lây.”

Một điều thật “oái oăm” là dù có bị tiêu diệt bởi hóa, trị, xạ trị nhưng tế bào ung thư vẫn không bao giờ bị tiêu diệt sạch hoàn toàn khỏi cơ thể chúng ta.

Khi bị tác động mãnh liệt của hóa trị, xạ trị, tế bào ung thư sẽ co lại và tạo thành một vỏ bọc mà không một vũ khí nào xuyên thủng (kể cả bom nguyên tử!) Đến lúc cơ thể suy sụp (sức đề kháng giảm) đây là lúc nó bung vỏ bao ra và bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở bất cứ nơi nào trong cơ thể (gan , phổi...) gọi là di căn.

Mặc dù khi bị ung thư con người như bị rơi vào hố sâu, vực thẳm, sự sợ hãi, hoảng loạn, tuyệt vọng, đau khổ cũng là điều hết sức bình thường. Sống trên đời con người phải tuân thủ quy luật Sinh- Lão - Bệnh-Tử cho dù có ung thư hay không. Nhưng cuộc đời này vẫn tràn đầy tình yêu thương, quá nhiều trải nghiệm chờ đón, quá nhiều việc ý nghĩa phải làm, không cho phép chúng ta lãng phí thời gian vào việc suy nghĩ hay phiền muộn về cái chết.

Bệnh nhân ung thư sau khi điều trị phải có một kế hoạch chi tiết và sẵn sàng để đối phó sự trở lại của tế bào ung thư.

* Tăng cường bổ dưỡng sau khi điều trị ung thư: là việc làm tối cần thiết. Bồi bổ bằng thực phẩm và các chất thiết yếu, sau phẫu thuật giúp nhanh lành vùng mổ và hồi phục tế bào bình thường bị tổn thương. Bồi dưỡng sau hóa trị và xạ trị để làm tế bào ung thư tăng nhạy thuốc, nhạy tia – giúp hóa và xạ diệt được nhiều tế bào bướu.

* Có chế độ chăm sóc cụ thể: bất kể bạn điều trị ung thư bằng loại vũ khí gì: hóa hay xạ hay phẫu... đều để lại hậu quả nặng nề (tác dụng phụ). Nó có thể

kéo dài một vài tuần, vài tháng hay vĩnh viễn! Vì vậy bệnh nhân phải không ngại ngần hỏi nhân viên y tế về bất cứ một vấn đề nào về chăm sóc, dinh dưỡng...

* Phải có chế độ theo dõi nghiêm ngặt: Bạn phải theo dõi tái khám tại cơ sở điều trị của mình trong nhiều năm trời.

* Hãy có tập hồ sơ lý lịch y tế của riêng mình và lưu giữ những thông tin về bệnh tật để các bác sỹ của bạn hay khi cần thiết đi điều trị ở nơi đâu các bác sĩ sẽ tiện theo dõi :

* Hãy thay đổi lối sống sau khi bệnh:

- Bạn hãy nhận thức và chấp nhận bạn là người bị ung thư! Đừng e ngại sợ sệt để mọi người cảm thông và động viên mình.

- Bạn phải thay đổi cách sống, môi trường những thói hư tật xấu và bạn phải suy nghĩ làm sao để cải thiện sức khỏe cho bạn trong thời gian dài

- Bạn phải có chế độ ăn, uống hợp lý, không kiêng cử quá mức. Nguyên tắc ăn uống phải nhớ: Ăn nhiều rau cá trái cây.. giảm ít thịt và thực phẩm có phẩm màu, hóa chất...tham khảo chuyên gia dinh dưỡng về bệnh ung thư. Cắt giảm rượu bia thuốc lá và kiểm soát cân nặng. Hãy nghỉ ngơi, làm việc vừa sức nhất là ngủ đủ giấc.

- Hãy hoạt động thể dục, tập một môn thể dục phù hợp cho riêng mình, nếu thể thao ngoài trời càng tốt như đi bộ, bơi lội, Teniss , Tập Joga...

- Hãy tham gia câu lạc bộ của những người bị ung thư để vui chơi , du lịch, chia sẻ những lợi ích trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư.

Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thể dục thể thao đểu đặn sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân ung thư

Giữ tâm hồn lạc quan, vui vẻ không bận tâm lo lắng về bệnh tật

Và cuối cùng khuyên Bạn là đừng từ bỏ hy vọng trong điều trị ung thư. Đây là điều quan trọng :Tinh thần lạc quan vui vẻ không quan tâm lo lắng về bệnh tật của mình, mọi việc tới đâu hay tới đó và tin tưởng với phương pháp điều trị sẽ khỏi hay ít ra là kéo dài đời sống thêm một thời gian dài. Hiện nay, chúng tôi, các chuyên gia ung bướu, khẳng định chúng ta có nhiều vũ khí chống lại ung thư và giúp người bệnh có thể “sống còn với một chất lượng cuộc sống tốt.” Nhưng điều tiên quyết, chúng ta phải thường xuyên thực hiện các chương trình tầm soát, sớm phát hiện ở những giai đoạn đầu.

Sống chung với căn bệnh ung thư là một hành trình dài, trong điều trị, chìa khóa quan trọng nhất là duy trì thái độ tích cực. Bằng chứng cho thấy hệ miễn dịch của bạn sẽ hoạt động tốt hơn khi bạn làm chủ được trí tuệ, cơ thể và cả linh hồn mình

Việc gì đến rồi phải đến hãy dũng cảm đối mặt với nó!

Nếu ung thư không còn khả năng điều trị hay ung thư tiếp tục tiến triển sau một loạt điều trị thất bại: Lúc này phải tính toán lại thật kỹ, không nên dồn tất cả sức lực tiền bạc vào một phương pháp điều trị mà chỉ có thể giúp kéo dài cuộc sống trong một thời gian ngắn (vài tuần, vài tháng?)

- Chăm sóc giảm nhẹ sẽ cải thiện chất lượng sống còn lại của bạn

- Chăm sóc tại nhà là cách điều trị giai đoạn cuối tốt nhất để vui lòng bạn và người thân của mình

- Duy trì hy vọng là quan trọng. Có thể hiệu quả điều trị sẽ rất thấp nhưng bạn vẫn nên tươi vui và giành thời gian tốt đẹp nhất cho gia đình .

Theo BSCKII Nguyễn Văn Tiến (Sức khỏe & Đời sống)

Bạn đang đọc bài viết của báo điện tử Phụ nữ News – (www.phununews.vn). Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về địa chỉ email: thukypnn@gmail.com – Hotline: 0916.336.788

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/chien-dau-voi-benh-ung-thu-nhung-dieu-benh-nhan-phai-lam-531381.htm