Chiến lược Mỹ đối trọng với 'đặc sắc Trung Hoa'

Chi phí quân sự của Trung Quốc từ năm 1996 đến 2015 đã tăng ít nhất 620%, có nghĩa là mỗi năm tăng khoảng 11%

Khi đánh giá những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, có thể thấy rõ ràng rằng khía cạnh quan trọng nhất trong chiến lược đối trọng của Trung Quốc là vào giữa những năm 90 giới lãnh đạo chính trị quân sự tối cao Bắc Kinh đã nhận thức được và chấp nhận một thực tế:

Chiếc lược đối trọng với 'đặc sắc Trung Hoa' của Mỹ

Trung Quốc đã bị kéo vào một cuộc đua kỹ thuật quân sự dài hạn với Mỹ nhưng đồng thời Trung Quốc cũng hy vọng cuối cùng sẽ đạt được các mục tiêu chiến lược sau một số phân đoạn thời gian riêng biệt, cụ thể:

— Trong giai đoạn đầu, Quân đội Trung Quốc cạnh tranh với Quân đội Mỹ khi đang ở thế yếu về công nghệ.

Vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, nhiều công trình nghiên cứu lý luận quân sự Trung Quốc đã đề xuất các cách thức (chiến lược) để đánh bại một kẻ thù hiện đại hơn về công nghệ,- cho đến thời điểm hiện tại, chiến lược này vẫn sẽ được áp dụng trong khi những nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc vẫn chưa cho phép nước này vô hiệu hóa những ưu thế của Quân đội Mỹ.

Quân đội Trung Quốc cần phải thực hiện xong những cải cách chính trong cái khoảng thời gian, khi mà “PLA còn chưa đủ khả năng tiến hành các đòn tấn công vào chiều sâu và từ nhiều hướng” như Quân đội Mỹ.

— Giai đoạn hai- khi Trung Quốc đã đạt được sự cân bằng tương đối về công nghệ trong các lĩnh vực như đạn có điều khiển và đã có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến mạng đảm bảo cho Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn trong việc kiềm chế không cho Mỹ xâm nhập vào các khu vực ven biển của các nước Đông Nam Á.

— Giai đoạn ba – đích đến cuối cùng, khi Quân đội Trung Quốc đạt được ưu thế vượt trội về công nghệ so với CLLVT Mỹ, và những ưu thế này đã cho phép Quân đội Trung Quốc đủ tự tin vượt ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất và đẩy đuổi các lực lượng Mỹ ra ngoài chuỗi đảo thứ hai và thậm chí còn xa hơn.

Để thực hiện các mục tiêu được phân theo từng giai đoạn trong chiến lược đối trọng nói trên, Trung Quốc đã dành một nguồn ngân sách rất lớn và ổn định cho chi phí quân sự.

Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc tính từ năm 1996 đến 2015 đã tăng 620%, có nghĩa mức tăng trung bình hàng năm là 11%, và kết quả là các khả năng của Quân đội Trung Quốc cũng tăng đáng kể.

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược đối trọng của Trung Quốc – buộc Mỹ phải trả một cái rất đắt nếu Mỹ can thiệp vào các chiến dịch quân sự mà Trung Quốc tiến hành ở phía Tây Thái Bình Dương để Mỹ không còn ý chí can thiệp (mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm).

Về những gì liên quan đến nhận định trên, sau khi phân tích các khoản chi ngân sách đầu tư cho PLA kể từ năm 1996 đến nay, ta có thể thấy rõ trong chiến lược đối trọng của Trung Quốc có năm hướng hoạt động cơ bản như sau:

Chi phí quân sự của Trung Quốc từ năm 1996 đến 2015 đã tăng ít nhất 620%, có nghĩa là mỗi năm tăng khoảng 11%

— (1) Ráo riết tiến hành các hoạt động gián điệp công nghiệp- kỹ thuật và tích hợp các nguồn lực dân sự với các nguồn lực quân sự nhằm nhanh chóng đạt được các khả năng quân sự tương đương với các khả năng quân sự mà Mỹ đã tích lũy được trong nhiều thập kỷ, để Quân đội Trung Quốc đủ sức đánh trả bất kỳ một cuộc tấn công nào, từ bất kỳ hướng nào.

— (2) Phát triển các khả năng và soạn thảo, xây dựng học thuyết với mục tiêu là tiến hành "một cuộc chiến tranh làm tê liệt các hệ thống" – có nghĩa là tiến hành các hoạt động tác chiến để loại các hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và thu thập thông tin của mạng tác chiến Mỹ ra khỏi vòng chiến đấu.

— (3) Tấn công (đánh) trước một cách hiệu quả bằng các tên lửa chính xác cao tầm xa đã sản xuất - tích lũy được và các hệ thống dẫn đường tiên tiến- những loại vũ khí này sẽ đảm bảo cho Quân đội Trung Quốc nhiều cơ hội chọc thủng hệ thống phòng ngự Mỹ trong các giai đoạn công khai của cuộc xung đột (tức giai đoạn tiến hành các hoạt động tác chiến trực tiếp).

— (4) Phát triển và hoàn thiện học thuyết “Thanh bảo kiếm sát thủ”, - có nghĩa là thiết kế chế tạo các hệ thống vũ khí mới nhưng giữ bí mật chúng để đến đầu chiến tranh mới đem ra sử dụng để làm đối phương phải rối loạn bằng các đòn tấn công bất ngờ từ nhiều hướng khác nhau.

— (5) Phấn đấu trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và sau đó sử dụng công nghệ này để đạt được ưu thế quân sự.

Giờ chúng ta sẽ bàn một cách chi tiết hơn về những hướng hoạt động này của Bắc Kinh:

Hoạt động gián điệp công nghiệp- kỹ thuật và tích hợp sức mạnh quân sự-dân sự

Mục tiêu chủ yếu của chiến lược đối trọng của Trung Quốc là đuổi kịp Mỹ càng nhanh càng tốt trong cuộc chạy đua công nghệ.

Chính định hướng này đã thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của Trung Quốc trong cuộc đua và quyết định hướng hoạt động có tầm quan trọng hàng đầu của Bắc Kinh là tiến hành các hoạt động gián điệp công nghiệp và kỹ thuật.

Binh sỹ Trung Quốc huấn luyện chiến đấu

Trong một báo cáo gần đây (của Bộ Quốc phòng Mỹ) về các hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc, hướng hoạt động này trong chiến lược đối trọng của Trung Quốc được định nghĩa là:

“những hoạt động cố ý được Chính phủ (Trung Quốc) hỗ trợ nhằm mục đích giảm các chi phí nghiên cứu, khắc phục sự tụt hậu về văn hóa và giúp (Trung Quốc) đạt được trình độ công nghệ cao hơn bằng cách lợi dụng năng lực sáng tạo của các dân tộc khác”.

Các quan chức cấp cao trong Chính phủ Mỹ gần đây công khai thừa nhận rằng Trung Quốc đã bẻ khóa đột nhập vào mạng của một công ty quốc phòng Mỹ và đã tiếp cận được các dữ liệu bí mật về các phương tiện tiến hành hoạt động tác chiến tàu ngầm của Hải quân Mỹ.

Đây là minh chứng mới nhất về một trong những chương trình hoạt động gián điệp công nghiệp và công nghệ táo bạo và thành công công nhất trong lịch sử.

Các hoạt động gián điệp này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào một tiến trình được định nghĩa trong các văn bản pháp quy Trung Quốc bằng thuật ngữ “tích hợp quân sự- dân sự (tức là sự hội nhập (tích hợp) sâu của ngành công nghiệp dân sự với ngành công nghiệp quân sự).

Hiện nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang làm mọi việc để đơn giản hóa tối đa các quy trình chuyển giao công nghệ kể cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp để phục vụ các nhu cầu quân sự thông qua các mối quan hệ hợp tác khoa học và thương mại với Hoa Kỳ và các nước công nghệ tiên tiến khác của Phương Tây.

Binh sỹ Trung Quốc tại Lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng công khai lên tiếng về các mục tiêu của hoạt động (gián điệp) này. Về vấn đề “tích hợp sức mạnh quân sự- dân sự” “đặc sắc Trung Hoa”, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa mới đây đã chính thức tuyên bố như sau:

“Yếu tố mang tính quyết định (khiến Trung Quốc) khởi động chương trình quy mô rất lớn này chính là nhận thức sâu sắc của người Trung Quốc về việc sự nô lệ hóa hoàn toàn đất nước trong thế kỷ 19 chính là hậu quả của sự lạc hậu về kinh tế và quân sự, trong đó có cả sự tụt hậu về mặt công nghệ và học thuyết và chính sự lạc hậu đó đã không cho phép (Trung Quốc) tận dụng được những lợi thế của những cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự trong suốt thế kỷ 20 ... (Giờ thì) Trung Quốc quyết tâm không cho phép mình lại tiếp tục tụt hậu trong các cuộc cách mạng đang diễn ra trong lĩnh vực quân sự".

Nói cách khác dễ hiểu hơn, giới lãnh đạo Trung Quốc xác định hoạt động gián điệp công nghiệp và gián điệp kỹ thuật cùng việc thực thi chiến lược tích hợp quân sự- dân sự là động lực chủ yếu giúp Trung Quốc đạt được những tiến bộ công nghệ vượt bậc mà không cần phải đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới rất tốn kém.

Các nghiên cứu được tiến hành đã chỉ ra rằng khoảng thời gian cần thiết để biến một nguyên mẫu thành một hệ thống (vũ khí) hoàn chỉnh được triển khai đối với Mỹ và Trung Quốc là tương đương nhau.

Tuy nhiên, chính các hoạt động gián điệp công nghiệp và kỹ thuật đã giúp Quân đội Trung Quốc rút ngắn được rất nhiều khoảng thời gian và giảm rất nhiều chi phí (so với Mỹ) trong quy trình tính từ khâu hình thành ý tưởng – nghiên cứu khoa học – cho đến thiết kế chế tạo nguyên mẫu.

Kết quả là- chuyển giao bất hợp pháp công nghệ hiện đại, kỹ thuật đảo ngược và tích hợp quân sự- dân sự đã cho phép Trung Quốc hiện thực hóa các khả năng kỹ thuật tiên tiến nhanh hơn nhiều so những gì mà các cơ quan tình báo Mỹ dự kiến.

Chính vì vậy, không có gì là lạ khi các máy bay tiêm kích chiến trường mới nhất của Quân đội Trung Quốc lại có kết cấu giống với kết cấu của các máy bay tiêm kích F-22 Raptor hoặc F-35 Lightning II của Mỹ, hoặc một số máy bay không người lái Trung Quốc sản xuất lại là bản sao “đến từng chi tiết” các máy bay không người lái Predator và Reaper Mỹ.

Kết quả là, bằng cách ăn cắp và sử dụng các bí mật kỹ thuật của Mỹ và Phương Tây, Trung Quốc có thể san bằng được mặt phẳng công nghệ để đua với CLLVT Mỹ trong một số khả năng quân sự quan trọng chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy hai thập kỷ,- một khoảng thời gian mà nếu tính theo thước đo của cuộc cạnh tranh chiến lược lâu dài trong thời bình- chỉ là một khoảng khắc.

Các hoạt động chuyển giao công nghệ bất hợp pháp và tích hợp quân sự-dân sự đã cho phép Trung Quốc phát triển nhanh chóng về mặt công nghệ, trong đó có cả trong việc đã chế tạo được các máy bay thế hệ năm, như chiếc J-20 Thành Đô này chẳng hạn (ảnh trên).

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (còn tiếp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chien-luoc-my-doi-trong-voi-dac-sac-trung-hoa-3410062/