Chiến lược xây dựng thương hiệu khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn 300%

Thương hiệu nhận được sự tin tưởng từ phía công chúng là tài sản vô giá đối với doanh nghiệp (DN). Thông thường những công ty nhỏ rất khó để cạnh tranh về quy mô cũng như ngân sách với các ông lớn. Chỉ có một vũ khí có thể giúp DN đối chọi trên thương trường, đó chính là xây dựng thương hiệu. Thiết lập bộ nhận diện thương hiêụXem xét giao diện của thương hiêụTạo sự nhận biết thương hiệu Tập trung tối ưu sản phẩm

Giá trị thương hiệu dựa trên việc một thương hiệu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, khi khách hàng mua thương hiệu hay một phần của thương hiệu như sản phẩm của dịch vụ và tạo ra mức độ cạnh tranh so với các đối thủ. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, có đến 59% khách hàng có xu hướng chọn mua sản phẩm của những thương hiệu họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.

Xây dựng thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược hướng đến khách hàng tiềm năng nhằm giúp họ ấn tượng, ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu. Xây dựng thương hiệu thành công là khi doanh nghiệp tạo được hình ảnh độc đáo và vững chắc trên thị trường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ khó khăn đối với một công ty mới khởi nghiệp, tuy nhiên để bắt đầu, doanh nghiệp cần một chiến lược lâu dài nhằm đem đến những giá trị bền vững. Cũng giống như việc xây dựng chiến lược cho một thương hiệu, bộ nhận diện thương hiệu sẽ cần đến sự góp mặt của các yếu tố nền tảng.

Bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm 3 yếu tố cốt lõi gồm tên thương hiệu, câu slogan và thiết kế logo. Khi nhắc đến thương hiệu, bộ nhân diện tạo ra những hiệu ứng tức thời trong trí nhớ người tiêu dùng những giá trị, hình ảnh, câu nói thể hiện vai trò, uy tín của thương hiệu hay sản phẩm mà thương hiệu đó đang cung cấp.

Không phải thương hiệu nào cũng làm được giống như Apple, khi ông lớn công nghệ Hoa Kỳ có thể làm truyền thông với cả tên thương hiệu (Apple) lẫn biểu tượng của mình (logo táo khuyết). Hay thương hiệu F&B hiện đang có hơn 20.000 cửa hàng trên khắp thế giới là Starbucks, câu chuyện về đặt tên thương hiệu của họ là một tấm gương mà bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng có thể học hỏi theo. Để khách hàng có ấn tượng với thương hiệu thì giá trị và chất lượng luôn là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất.

Một phần của bản sắc thương hiệu liên quan đến sự thể hiện trực quan bao gồm logo, màu sắc, loại phông chữ và các khía cạnh thiết kế khác. Nghiên cứu về ảnh hưởng của màu sắc đã chỉ ra rằng màu sắc là một khía cạnh quan trọng của việc xây dựng thương hiệu. Từ 62% - 90% đánh giá sản phẩm ban đầu của khách hàng là dựa trên màu sắc.

Chẳng hạn, màu đỏ tượng trưng cho sự hiện đại, năng động, nhiệt huyết và tuổi trẻ trong khi màu vàng mang đến niềm vui, cảm giác ấm áp và trù phú. Màu xanh lá khơi gợi sự an toàn, bền vững và màu xanh dương liên tưởng đến cảm giác mát mẻ, sảng khoái.

Do đó, hiểu được ý nghĩa màu sắc và liên tưởng cảm xúc của chúng sẽ giúp bạn chọn được màu sắc phù hợp với cá tính thương hiệu. Tuy nhiên, trước đó bạn cũng xác định rõ những thông điệp muốn truyền tải và xem xét tính đồng bộ giữa màu sắc trang web với các yếu tố nhận diện khác.

Phông chữ và logo một trong những bộ phận nhận diện thương hiệu quan trọng nhất. Sự sáng tạo có thể tạo ra những phông chữ đẹp, nghệ thuật, nhưng khách hàng không dễ đọc. Không chỉ xuất hiện ở website, đây còn dấu hiệu để khách hàng “nhận ra” doanh nghiệp ở mọi nơi, từ mạng xã hội, email cho đến cửa hàng, quảng cáo ngoài trời

Ảnh minh họa

Xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số ngày càng quan trọng với những tiến bộ của Internet. Hầu hết các doanh nghiệp đang khám phá các kênh trực tuyến khác nhau, bao gồm công cụ tìm kiếm, truyền thông xã hội, thông cáo báo chí trực tuyến, thị trường trực tuyến, để thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ với người tiêu dùng và xây dựng nhận thức về thương hiệu của họ.

Nhờ có Internet, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn. Theo một báo cáo, 70% nhà tiếp thị thương hiệu và 60% chuyên gia đại lý xem quảng cáo truyền thông xã hội có giá trị để xây dựng nhận thức về thương hiệu hơn là thúc đẩy phản hồi trực tiếp. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng các mạng chính như Facebook và Twitter để thiết lập hồ sơ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể quảng cáo thương hiệu thông qua việc viết blog. Mặc dù số lượng blogger giảm sút, việc viết blog vẫn là một công cụ quan trọng cho các nhà tiếp thị Internet tìm cách cải thiện sự công nhận thương hiệu. Đồng thời, các công ty cần liên tục xây dựng thương hiệu thông qua SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Doanh nghiệp càng bão hòa Internet, càng có nhiều khả năng khách hàng tìm thấy sản phẩm của họ.

Phát triển thương hiệu nhanh và ổn định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sản phẩm tốt. Một sản phẩm tốt sẽ nhận được những đánh giá tích cực từ những khách hàng đầu tiên.

Thay vì tập trung đầu tư chi phí cho việc quảng bá và marketing offline và marketing online về sản phẩm, doanh nghiệp nên đầu tư phát triển sản phẩm và tăng giá trị cho sản phẩm. Khách hàng sẽ quay lại nếu doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm chất lượng và gia tăng giá trị.

Tính nhất quán của thương hiệu thể hiện ở sự duy trì chất lượng ổn định, sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp. Tính nhất quán có tác động rất lớn đến trải nghiệm của khách hàng và lòng trung thành của khách hàng.

Điển hình như việc khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng nếu lần đầu tiên họ vào một nhà hàng và cảm thấy rất hài lòng về món ăn, sau đó quay lại thì đầu bếp lại nấu hơi mặn, lần tiếp theo thì hơi nhạt. Cuối cùng, khách hàng sẽ lựa chọn ăn ở một nhà hàng khác và nhà hàng sẽ mất đi một khách hàng trung thành.

Nếu gặp phải rủi ro này, các doanh nghiệp hãy cố gắng mang lại sự nhất quán hơn để tất cả các nền tảng đều đưa ra cùng một thông điệp. Trong quá trình thực hiện, đôi lúc các nhà quản lý doanh nghiệp cần điều chỉnh một vài chi tiết để thích nghi với tình hình thực tế. Tuy nhiên hãy nhớ rằng phải bám sát mục tiêu và sứ mệnh.

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/kinh-te-doanh-nghiep/chien-luoc-xay-dung-thuong-hieu-khien-khach-hang-chi-tieu-nhieu-hon-300-164858.html