Chim sẻ hết hồn khi hươu cao cổ 'tung chưởng' hắt hơi

Đang "ngự" trên mặt hươu cao cổ, đàn chim sẻ bắt ve được phen hoảng hồn khi bất chợt hươu cao cổ hắt hơi mạnh.

Những bức ảnh thú vị này được chụp tại Vườn quốc gia Amboseli nằm ở Kajiado, Kenya. Nhiếp ảnh gia 29 tuổi, Shaaz Jun, người ghi được những hình ảnh này cho biết, cô đã từng gặp nhiều cảnh tượng tương tự, khi chim sẻ bắt ve cho những động vật có vú lớn. Tuy nhiên, lần tương tác này quả thực rất khác lạ và độc đáo. (Nguồn Sina)

Theo quan sát của nữ nhiếp ảnh gia Shaaz Jun, con hươu cao cổ thực chất không hào hứng hợp tác với bầy chim sẻ đang tranh thủ bắt ve trên cơ thể mình. Nó tỏ ra khó chịu vì đang uống nước cũng bị những con chim làm phiền. (Nguồn Sina)

Có thể thấy, những con chim bắt ve đậu dày đặc trên đầu, cổ, mặt của hươu cao cổ. Chúng không ngần ngại mổ vào da thịt của hươu cao cổ để thỏa mãn cơn đói của mình. (Nguồn Sina)

Chỉ đến khi con hươu ngứa ngáy không chịu nổi và hắt xì hơi, những con chim sẻ mới giật mình, hoảng hốt vỗ cánh bay ra khỏi khuôn mặt của hươu cao cổ. (Nguồn Sina)

Theo nghiên cứu, loài chim sẻ bắt ve này có tên khoa học là Buphagus erythrorhynchus, là một loài chim trong họ Buphagidae. Đây là loài bản địa thảo nguyên của châu Phi cận Sahara. Phạm vi của loài này chồng chéo với phạm vi loài chim ăn ve mỏ vàng cùng chi với loài này ít phổ biến.(Nguồn Sina)

Loài chim này ăn côn trùng và ve. Cả tên gọi bằng tiếng Anh và tên khoa học của chúng đều phát sinh từ thói quen của loài này. Đó là thói quen đậu trên cơ thể của những loài động vật có vú lớn, để săn bắt các loại ký sinh trùng trên cơ thể của những động vật này. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nghe có vẻ những con chim sẻ bắt ve này vô cùng có ích và tương tác tốt với các loài động vật có vú hiền lành nhưng sự thật không giống như vậy. Chúng có một mặt khác, rất khát máu và hung dữ. (Ảnh: Tanzania)

Theo tìm hiểu, thức ăn ưa thích của những con chim nhỏ bé này chính là máu tươi. Trong trường hợp chúng không săn được bọ, ve đã hút căng máu của vật chủ, những con chim khát máu này sẵn sàng hút máu trực tiếp bằng cách mổ vào vết thương của động vật có vú, khiến những động vật này vô cùng đau đớn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. (Ảnh: Flickr)

Đinh Ngân (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/chim-se-het-hon-khi-huou-cao-co-tung-chuong-hat-hoi-897732.html