Chip cảnh báo nguy cơ đột quỵ, đau tim

Các nhà khoa học tại Australia đã nghiên cứu phát triển một con chip có khả năng cảnh báo nguy cơ đột quy, đau tim.

Với việc áp dụng quy tắc "phòng bệnh hơn chữa bệnh" và ứng dụng công nghệ cao, các nhà khoa học đã mang lại thêm hy vọng trong việc cứu chữa bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney tin rằng họ đã tiến rất gần đến việc phát triển loại thiết bị này. Mặc dù các cơn đau tim dường như không thể đoán trước nhưng thường có những dấu hiệu cảnh báo. Con chip có thể xác định những thay đổi nhỏ trong máu vốn diễn ra rất lâu trước khi xảy ra đột quỵ hoặc đau tim. Họ có thể phát hiện xem dòng chảy của máu có bị xáo trộn, dẫn đến đông máu hoặc gây tắc nghẽn mạch máu hay không. Cách thức hoạt động của thiết bị này tương tự như các xét nghiệm COVID-19.

Chip cảnh báo sẽ được cấy dưới lớp da của người bệnh để theo dõi tình trạng sức khỏe

Chip cảnh báo sẽ được cấy dưới lớp da của người bệnh để theo dõi tình trạng sức khỏe

Tiến sĩ Arnold Lining Ju - Đại học Sydney, Australia cho biết: "Chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ và cho máu đi qua thiết bị này, máu sẽ đông lại và chúng tôi sẽ đo cơ chế đông máu xem tốc độ nhanh chậm thế nào. Từ đó đưa ra dự đoán, đánh giá nguy cơ cho bệnh nhân".

Theo các nhà khoa học Australia, con chip này có thể thay đổi cuộc sống của những người có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ ở Australia và trên toàn thế giới. Theo thống kê năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận gần 18 triệu ca tử vong trên toàn cầu do bệnh tim mạch.

Trước đó, các nhà khoa học từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Đại học Harvard) và Trường Y Feinberg (Đại học Northwestern), Hoa Kỳ đã phát hiện ra một con chip nhỏ có thể được đặt dưới da giúp dự đoán khả năng tái đột quỵ

Một con chip nhỏ được đưa vào dưới da họ, có thể giúp bác sỹ dự đoán khả năng bị đột quỵ lần thứ 2 đồng thời phát hiện chứng rung tâm nhĩ ở những bệnh nhân trước đây từng trải qua cơn đột quỵ không rõ nguồn gốc, từ đó, cung cấp các liệu pháp dự phòng.

Được biết, con chip này (dài chưa đến 1¾ inch và dày 1/6 inch) sẽ được đưa vào dưới da trên những bệnh nhân đã trải qua những cơn đột quỵ do hẹp động mạch cảnh hoặc tắc nghẽn động mạch nhỏ sâu trong não (thuyên tắc từ tim) - còn được gọi là rung nhĩ.

Bảo Linh (t/h)

Nguồn VietQ: https://vietq.vn/chip-canh-bao-nguy-co-dot-quy-dau-tim-d201688.html