Choáng váng kính viễn vọng phát hiện 4,4 triệu 'quái vật' vũ trụ

Sử dụng Mảng kính viễn vọng vô tuyến tần số thấp LOFAR, các nhà khoa học đã xây dựng được bản đồ 27% bầu trời phía Bắc nhìn từ Trái Đất.

Kính viễn vọng vô tuyến tần số thấp LOFAR là một hệ thống quan sát tối tân dùng để thu thập các tín hiệu vô tuyến, đặc biệt là bức xạ cổ đại, phát ra từ các vật thể thiên văn cách chúng ta hàng triệu, hàng tỉ năm ánh sáng.

LOFAR được phóng lần đầu tiên vào năm 2010 tại Anh, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Điển và Ba Lan. Hàng loạt ăng-ten hoạt động ở tần số FM thấp nhất được lắp đặt khắp châu Âu để truy cập từ Trái Đất.

Sự dụng dữ liệu của LOFAR, các nhà khoa học đã lập bản đồ 27% bầu trời. Bản đồ là một tập hợp các tín hiệu vô tuyến được ghi nhận từ nhiều địa điểm nằm rải rác khắp châu Âu.

Bản đồ vũ trụ mang hình dạng như một luồng ánh sáng, bên trong chứa một bức tranh về vũ trụ động, với phần lớn các vật thể cách Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng.

Theo các nhà khoa học, dữ liệu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về một loạt các tín hiệu có thể nhận thấy từ Trái Đất từ các hành tinh, thiên hà, lỗ đen quái vật... và vô số dạng vật thể thiên văn kỳ ảo khác.

Để tạo ra bản đồ, nhóm vận hành LOFAR từ nhiều viện, trường trên khắp châu Âu đã triển khai một loạt thuật toán xử lý dữ liệu hiện đại trên các máy tính.

Trong số các vật thể được công bố trong bản đồ lần này, có khoảng 1 triệu vật thể chưa từng được ghi nhận trước đây.

Trước đó, vào năm 2020, các nhà khoa học đã công bố bản đồ 3D vũ trụ lớn nhất từ trước đến nay sau khi phân tích hơn 4 triệu thiên hà và chuẩn tinh siêu sáng.

Dự án được khởi động từ hơn 2 thập kỷ trước và các nhà nghiên cứu đã ghi lại sự giãn nở của vũ trụ một cách chính xác nhất trong phạm vi rộng nhất từ trước đến nay.

Bản đồ dựa trên kết quả mới nhất của chương trình Khảo sát mở rộng về quang phổ dao động Baryon (eBOSS) thuộc dự án Trạm quan sát bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) đặt tại bang New Mexico (Mỹ), với dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng trong hơn 6 năm.

Theo nhà vật lý vũ trụ Jean-Paul Kneib tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ (EPFL), mục tiêu của các nhà khoa học là tạo ra bản đồ 3D hoàn chỉnh nhất xuyên suốt vòng đời vũ trụ.

Bản đồ cho thấy các sợi vật chất và khoảng trống xác định chính xác hơn cấu trúc của vũ trụ kể từ thuở sơ khai, khi chỉ mới 380.000 năm tuổi.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/choang-vang-kinh-vien-vong-phat-hien-44-trieu-quai-vat-vu-tru-1669613.html