Chủ động dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Những năm qua, Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (hiện sáp nhập vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) đã tích cực tuyên truyền, thực hiện các hoạt động dự phòng cho những phụ nữ mang thai, qua đó giúp chị em được sàng lọc HIV, đặc biệt là phụ nữ mang thai đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ có nhiều hơn cơ hội được làm mẹ và đón những đứa con khỏe mạnh chào đời.

Bác sỹ Ngô ThịHồng, Phó Trưởng khoa phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chobiết: Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, lây truyền HIV từ mẹ sang con là nguyênnhân phổ biến nhất gây nhiễm HIV ở trẻ dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mangthai nhiễm HIV được chăm sóc và điều trị dự phòng kịp thời thì tỷ lệ lây truyềnHIV từ mẹ sang con sẽ giảm. Tại tỉnh Ninh Bình, trong những năm qua, chươngtrình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai rộng khắp trên địabàn tỉnh, mang lại hiệu quả dự phòng cho những trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV.

Thực hiện mụctiêu Thiên niên kỷ không còn trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ, hàng năm, Trung tâmphòng, chống HIV/AIDS tỉnh (nay là Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) đều tổchức triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trongtháng 6 (từ ngày 1-6 đến 30-6), với những hoạt động thiết thực, hiệu quả. Theođó, Trung tâm thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV và xét nghiệm sàng lọc, xétnghiệm khẳng định, trả kết quả sớm cho phụ nữ mang thai đến xét nghiệm HIV tựnguyện; xét nghiệm các mẫu nghi ngờ do các đơn vị chuyển gửi. Điều trị ARV càngsớm, càng tốt cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trẻ phơi nhiễm HIV từ mẹ theo quytrình; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, tư vấn, thăm hộ gia đình, thảoluận nhóm; tổ chức các đợt truyền thông phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng;cung cấp sữa cho trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HIV đến ít nhất sáu thángtuổi... Đồng thời, phối hợp với Khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (Trungtâm kiểm soát bệnh tật tỉnh), các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh tổ chứctuyên truyền, quảng bá các lợi ích và địa điểm cung cấp gói dịch vụ dự phònglây truyền HIV từ mẹ sang con trên các phương tiện thông tin đại chúng… Cùngvới đó, các cơ sở khám, chữa bệnh lồng ghép thực hiện tư vấn và xét nghiệm sànglọc HIV đối với bà mẹ mang thai đi khám thai lần đầu vào các nội dung chăm sócsức khỏe sinh sản; tư vấn về lợi ích của việc chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ sausinh và các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mangthai nhiễm HIV và trẻ sau sinh; giới thiệu chuyển tiếp những phụ nữ và trẻ emthuộc các nhóm trên tới các dịch vụ phù hợp về dự phòng, chăm sóc, điều trị vàhỗ trợ liên quan đến HIV/AIDS...

Theo thống kê tạitỉnh Ninh Bình, từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018, toàn tỉnh có 17 bà mẹ nhiễmHIV có thai, trong đó 16 bà mẹ được điều trị lây truyền HIV từ mẹ sang con đúngqui trình, sau sinh con xét nghiệm HIV âm tính; còn 1 bà mẹ không điều trị, xétnghiệm trẻ HIV dương tính. Như vậy cho thấy, việc điều trị lây truyền HIV từ mẹsang con theo đúng quy trình là vô cùng cần thiết, từ đó có thể đảm bảo tươnglai khỏe mạnh cho những đứa trẻ.

Hiện toàn tỉnhNinh Bình có 99 trẻ bị nhiễm HIV do lây truyền HIV từ mẹ sang (con số quản lýđược), trong đó có 39 trẻ đang điều trị tại tỉnh. Vẫn có những bà mẹ bị nhiễmHIV mà không biết tình trạng nhiễm của mình nên đã không được chăm sóc và điêùtrị lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền, nắmbắt đối tượng mắc HIV/AIDS trong độ tuổi sinh đẻ cần được quan tâm và thực hiệnhiệu quả hơn. Trong đó, quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra theo cáccon đường như: Lây truyền qua nhau (rau) thai khi người mẹ mang thai; Lâytruyền khi sinh con; Lây truyền trong quá trình cho con bú.

Tại Ninh Bình,mọi người dân có thể tìm đến các Trạm y tế xã, phường, các Bệnh viện tuyếnhuyện, Bệnh viện Sản-Nhi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được tư vấn vàtiếp cận tới các dịch vụ cần thiết về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.Địa điểm cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con tại Ninh Bình(bao gồm: tư vấn xét nghiệm tự nguyện, cấp thuốc ARV dự phòng, quản lý và chămsóc sau sinh cho mẹ và trẻ….) được thực hiện tại: Khoa sản Bệnh viện Sản –Nhitỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Phòng khám ngoại trú - Trung tâm y tếhuyện Kim Sơn...

Việc chủ động dựphòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thời gian qua cho thấy hiệu quả của các biệnpháp can thiệp, điều trị dự phòng đã làm thay đổi rất lớn quan điểm về mangthai và sinh sản ở phụ nữ nhiễm HIV so với thời kỳ đầu đại dịch HIV mới xuấthiện. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả lớn hơn nữa, hoạt động dự phòng lâytruyền HIV từ mẹ sang con cần tiếp tục triển khai rộng khắp, đúng quy trình,tăng cường khả năng tiếp cận cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Cùng với đó, tiếptục áp dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền khác nhau phù hợp với từng địaphương, vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao nhận thức cho cácđối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.Các cơ sở y tế, trung tâm điều trị HIV/AIDS thực hiện hiệu quả hơn việc tư vấn,xét nghiệm HIV nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV; chăm sóc và cungcấp dịch vụ điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Đảm bảo việc cungứng thuốc ARV liên tục, kịp thời để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con,không để xảy ra tình trạng không có thuốc ARV cho dự phòng lây truyền HIV từ mẹsang con… Phấn đấu thời gian sớm nhất đạt được mục tiêu loại trừ lây nhiễm HIVtừ mẹ sang con, từng bước xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS.

Hạnh Chi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chu-dong-dy-phong-lay-nhiem-hiv-tu-me-sang-con-2019071202143025p4c7.htm