Chủ động phòng tránh bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người'

ĐÀ NẴNG - Ngày 26-9, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã ghi nhận 6 ca mắc căn bệnh Whitmore - nhiều người gọi là 'vi khuẩn ăn thịt người'. Đa số các ca được điều trị thành công và theo dõi điều trị ngoại trú. Trước đó năm 2017, BV Đà Nẵng cũng tiếp nhận 12 ca, năm 2018 tiếp nhận 13 ca.

ĐÀ NẴNG - Ngày 26-9, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, đơn vị đã ghi nhận 6 ca mắc căn bệnh Whitmore - nhiều người gọi là "vi khuẩn ăn thịt người". Đa số các ca được điều trị thành công và theo dõi điều trị ngoại trú. Trước đó năm 2017, BV Đà Nẵng cũng tiếp nhận 12 ca, năm 2018 tiếp nhận 13 ca.

Bs.Ck 2 Phạm Ngọc Hàm - Trưởng Khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng) cho biết, bệnh Whitmore (Melioidosis) đã có từ lâu, gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị nhiều người gọi là "ăn thịt người". Theo Bs Hàm, đây không phải loại vi khuẩn ăn thịt người. Bệnh Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Bệnh rất ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt với những người đang mắc bệnh mạn tính. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất hoặc nước bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng.

Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh Whitmore đa dạng phức tạp, như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác như. Thời gian ủ bệnh thường 1-21 ngày, trung bình là 9 ngày. Nếu nghi ngờ mắc phải có các triệu chứng của bệnh Whitmore, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện vi khuẩn gây bệnh và điều trị kịp thời.

T.DŨNG

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/119_213321_chu-dong-phong-tranh-benh-vi-khuan-an-thit-nguoi-.aspx