Chủ nhân sáng tạo Kinh Dịch là ai.

Tìm chủ nhân sáng tạo Kinh Dịch. Đó là việc làm dã 2000 năm nay của giới khoa học Trung Quốc và cho, do người Trung Quốc sáng tao, song vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Đến thế kỷ qua, các học giả Việt Nam tham gia tìm hiểu đề tài này và, đã phát hiện những cứ liệu, có thể góp phần làm sáng tỏ, chủ nhân khởi thủy của Kinh Dịch là Việt Nam.

Chúng tôi không nghiên cứu đề tài này, nhưng nghiên cứu đề tài Văn hóa Nõ Nường- thuyết Sinh học mà thấy rằng thuyết Kinh Dịch nguyên thủy và Văn hóa Nõ Nường thuyết Sinh học là đồng tác giả, xin đưa ra một vài cứ liệu nhỏ như sau :

Để biết chủ nhân sáng tạo nên Kinh dịch. Điều đầu tiên là căn cứ vào “ Lời mở đầu” của thuyết này. Bởi lẽ, một Chủ thuyết ra đời bao giờ cũng thể hiện ở “Lời mở đầu”. Do đó, Kinh Dịch có hai “Lời mở đầu”: một Lời mở đầu thuộc nền văn hóa “hằng số lẻ” và một Lời mở đầu thuộc nền văn hóa “hằng số chẵn”.

Vậy, ở “Lời mở đầu”: Hà đồ-Lạc thư, thuôc nền văn hóa“hằng số lẻ” còn “Lời mở đầu: Thái cực, Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái là thuộc nền văn hóa “hằng số chẵn”; và hai thanh mở đầu của Kinh Dịch: thanh “Âm” thanh “Dương” cũng thuộc hằng số chẵn.

Về nguồn gốc của hai thanh “âm” “dương” này. Theo Vương Ngọc Đức, hai ngàn năm qua, nhiều học giả đã để công tìm kiếm mà chưa ngã ngũ, phải đến giữa đầu thế kỷ XX nhà văn Quách Mạt Nhược đưa ra một ý kiến táo bạo, độc đáo ông cho rằng, thanh “âm” thanh “dương” trong Kinh Dịch đó là bộ phận sinh thực khí của con người (1).

Như vậy. Ký hiệu để chuyển tải hàm nghĩa của Kinh Dịch là hai vật “sinh thực khí” của con người, dân tộc Kinh gọi là Nõ Nường cũng thuộc nền văn hóa “hằng số chẵn”.

Đến đây đã có hai cứ liệu chính nằm ở “Lời mở đầu” của Kinh Dịch. Đó là văn hóa“hằng số lẻ” của người Hán -Hoa Hạ Trung Quốc và văn hóa “hằng số chẵn” của người Kinh- Giao Chỉ Việt Nam, Vậy, căn cứ vào hai lời mở đầu này để chúng ta suy xét chủ nhân sáng tạo nên Kinh Dịch. Đó là dân tộc có nền văn hóa “hằng số lẻ” hay dân tộc có nền văn hóa “hằng số chẵn”.

Văn hóa hằng số lẻ củaTrung Quốc

Từ thời cổ đại, để xây dựng nền văn hóa của mình, người Hán-Hoa Hạ lấy vũ trụ làn đối tượng, đặt ra thuyết “Ngũ hành”, lấy “thiên- địa-nhân” làm điểm xuất phát. Cho nên văn hóa của người Hán thuộc hằng số lẽ: 1-3-5 (2); điều này cho thấy ở Sử ký Tư Mã Thiên từ nhà Tần trở về trước, chưa có văn hóa hằng số chẵn : “Về sau, họ tiếp thu nền văn hóa của người Việt Thường ở phương Nam để tạo nên sự hoàn thiện của nền văn hóa Trung Quốc”: Lời nhận định của hai nhà Trung Quốc học phương Tây: cố đạo Wieger và nhà học giả Đức A. Forke (1903) (3).

Văn hóa hằng số chẵn của Việt Nam

Vậy, số lượng hoa văn của mỗi nhóm ấy khi cộng lại là bội số của 14; và 280 ngày “thai nhi” trong bụng mẹ cũng bội số của 14. Vì thế, chúng tôi gọi 14 là số định mệnh.Người Kinh-Giao Chỉ tôn vinh số 14, coi đó là số “thiêng” từng đặt làm các biểu tượng như: 14 bậc lên chùa Một Cột, các tháp chùa cổ 14 tầng, 14 nan ở bánh xe kéo, quạt 14 nan v.v; nay quạt 18 nan là do bài thơ về cái Quạt của Hồ Xuân Hương.

Phải chăng qua chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ

để biết 2 8 vì sao (Nhị thạp bát tú) trên đường Hoàng Đạo.

Chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ 28 ngày: 14 ngày trứng rụng “dương”; 14 ngày tắt kinh “âm”. Nó trùng hợp 28 vì sao (Nhị thập bát tú) trên đường Hoàng Đạo:

Cung 14 sao: từ sao Phòng đến sao Tất ứng với phần Dương, ban ngày.

Cung 14 sao: từ sao Mão đến sao Tâm ứng vơi phần Âm, ban đêm(10).

Đồng thời, hai chất nguyên khí của Nõ Nường đã hình thành nên con người, Do đó nguyên khí của Nõ Nường là cơ sở để dân tộc Kinh nhận thức về phạm trù trọng đại Âm Dương tạo nên Vũ trụ.

Bởi lẽ, dân tộc Kinh lấy con người làm đối tượng, Kinh Dịch nói luận về nhận thức: xa thì nhìn ở vật, gần thì nhìn ở người. Do đó, nền văn hóa của dân tộc Kinh đều bắt nguồn từ con người, Hình dáng Nõ Nường là mẫu hình của những đồ dùng, vật dụng.

thành: Cọc, cột, trụ, lưỡi khoan, ống thổi lữa, rui, mè làm nhà…

Nường thành: Đôộc, vại, âu, chậu, thạp, chum, thúng, mẹt, bồ, bịch; bồ chuyển nghĩa thành cô a là “bồ” của ông b.

Nõ Nường còn tạo thành bùa chú của pháp, sư trừ đuổi ma quỷ gây sự đau ốm,chết chóc cho ccon người và mọi của cải do con người làm ra, ở thời chưa có ngành Ytế, thuốc trừ sâu, hoặc làm vũ khí chống giặc Nỏ Thần An Dương Vương (thanh điệu Hà Nội gọi là Nỏ).

Nhìn tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh mà cho là “phồn thực” thì bà hàng nước cũng nói được. Còn nhà khoa học thì phải tìm cái “thần” của biểu tượng: Nó là nó nhưng không phải nó vì đã thay đổi chất (triết học)-(xem đầy đủ nội dung này - trình bày của chúng tôi trên mạng. Vào Google ghi: Bí mật 92. Tín ngưỡng phồn thực).

Chú thích.

1.Vương Ngọc Đức Thần bí đích bát quái, Nxb Nhân dân tỉnh Quảng Tây 1990 chữ Hán, bài thứ 24- Văn hóa sinh thực trong bát quái của Quách Mạt Nhược tr 92

2.Dương Đình Minh Sơn, Giải mã biểu tượng văn hõa Nõ Nường s đ,d tr 68.

3. Lê Chí Thiệp Kinh Dịch nguyên thủy, N.x.b Văn học 1993, tr 15-16.

4..Dương Đình Minh Sơn, Giải mã biểu tượng văn hõa Nõ Nường s đ,d tr 69.

5. Bản vẽ sách Chu Dịch Dịc Chú, Hoàng Thọ kỳ-Trương Thiệ Văn, Nxb Khoa học xã hội 1999 tr 91.

6. Sách Y học phẩu thuật bản tiếng Pháp,Thư viện Bà mẹ & Trẻ sơ sinh TW, tập 3 tr, do Bác sĩ Chu Kiên Sơn cán bộ Thư viện cung cấp

7. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa Nõ Nường Nxb Khoa học xã hội 2008 tr 333.

8. Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa Nõ Nường sđd tr 61-66.

9 Hà Văn Tấn “Theo dấu các văn hóa cổ” Nxb Khoa học xa hội 1998, tr 659

10. A l ma nách –Những nền văn minh thế giới, Nxb Văn hóa Thông tin 1999, tr 44.

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/chu-nhan-sang-tao-kinh-dich-la-ai-83918