Chủ tịch và Phó chủ tịch TP.Thái Nguyên bị khởi kiện?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên - Ông Lê Quang Tiến và Phó Chủ tịch Quản Chí Công bị khởi kiện về một số quyết định.

Kết luận thanh tra này lại chỉ được công bố “nội bộ”?

Như đã phản ánh về việc một Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng trường tiểu học cho rằng vì mình dám đứng lên đấu tranh, tố cáo hành vi tiêu cực của Hiệu trưởng mà bị trù dập, bị cách chức và thuyên chuyển công tác.

Đáng nói, hành vi vi phạm của vị Hiệu trưởng kia là có và được thể hiện trong kết luận thanh tra, tuy nhiên bản kết luận thanh tra này lại chỉ được công bố “nội bộ” khiến các bậc phụ huynh và dư luận người dân TP. Thái Nguyên bức xúc.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thúy Hảo nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên) cho biết, năm 2015 bà Nguyễn Phương Thanh được điều chuyển về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám. Trong quá trình công tác, bà Thanh đã bộc lộ những sai phạm trên nhiều lĩnh vực. Điển hình là việc gian lận trong thu chi tài chính, làm sai quy định hướng dẫn của cấp trên.

Thay vì vào cuộc xác minh những phản ánh kiến nghị của bà Hảo, Đảng ủy phường Tân Thịnh lại chỉ đạo Chi bộ Nhà trường tiến hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Hảo vì “kiến nghị Hiệu trưởng sai sự thật. Sau đó bà Hảo bị kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo về mặt Đảng và bị miễn nhiệm chức danh Bí thư. Sau đó, UBND TP. Thái Nguyên đã ký Quyết định kỷ luật “cách chức” phó Hiệu trưởng với bà Hảo. Ngày 23/5, Chủ tịch UBND TP. Thái Nguyên đã có quyết định điều chuyển bà Hảo sang một đơn vị khác. Bà Hảo đã có khiếu nại tất cả các quyết định kỷ luật, điều chuyển nêu trên.

Mới đây, bà Hảo đã có Đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về Quyết định số 1601/QĐ-UBND do Ông Lê Quang Tiến Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên ban hành ngày 19/3/2018 (Giữ nguyên QĐ só 14599 với hình thức “cách chức” bà Hảo).

Và cùng khởi kiện Quyết định số 14599/QĐ-UBND do Ông Quản Chí Công Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên ban hành ngày 29/12/2017.

Đơn khởi kiện của bà Hảo

Khởi kiện vì “chưa thấu tình đạt lý”

Trong đơn khởi kiện bà Hảo đã đưa ra những lập luận cho mình. Cụ thể, việc Phó Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên ban hành Quyết định số 14599/QĐ-UBND kỷ luật với hình thức “cách chức” tôi. Việc Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên ban hành Quyết định số 1601/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên giải quyết khiếu nại ngày 19/3/2018 ( Giữ nguyên QĐ số 14599 với hình thức “cách chức” tôi) làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tôi.

- Căn cứ khoản 2, điều 3, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Giải thích từ ngữ”

- Căn cứ điều 5 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”

- Căn cứ khoản 1, điều 30 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”

- Căn cứ khoản 4, điều 32 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Thẩm quyền của ttoaf án cấp tỉnh”

- Căn cứ Luật giải quyết khiếu nại năm 2011, Điều 37. “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai”

- Căn cứ Luật giải quyết khiếu nại năm 2011, Điều 42. “Khởi kiện vụ án hành chính”

- Căn cứ khoản 1, điều 115 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Quyền khởi kiện vụ án”

- Căn cứ điểm a, khoản 2, điều 116 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 “Thời hiệu khởi kiện”.Tôi chính thức khởi kiện Quyết định trên với các căn cứ pháp lý sau:

1. Thứ nhất: Cả ba lý do làm cơ sở cách chức tôi mà UBND thành phố Thái Nguyên đưa ra hoàn toàn không có chứng cứ, hồ sơ, tài liệu nào chứng minh tôi có hành vi vi phạm như quyết định số 14599/QĐ-UBND nêu;

2. Thứ hai: Ba lý do không phù hợp quy định pháp luật để áp dụng kỷ luật cách chức tôi.

Theo Điều 12, Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức theo hình thức “cách chức” như sau:

“Điều 12. Cách chức

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ;

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

4. Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Từ quy định nêu trên, tôi nhận thấy: 03 lý do/Hành vi vi vi phạm pháp luật của tôi mà UBND Tp.Thái Nguyên nêu trong Quyết định 14599/QĐ-UBND không thì tôi đã “Tôi không hề có hành vi vi phạm nào trong cả bốn hành vi được quy định tại Điều 12, Nghị định 27/2012/NĐ-CP là căn cứ áp dụng việc cách chức tôi”.

Phiếu nhận đơn của Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Hơn nữa, căn cứ chứng minh hậu quả “Mức độ nghiêm trọng” liên quan đến việc giải quyết vụ việc trên thực tế và những tài liệu hiện có là không đủ nghiêm trọng để phải nhận Quyết định “Cách chức”, việc kết luận như vậy mang là hoàn toàn theo “Cảm tính và có dấu hiệu động cơ trù dập cá nhân”. Với tư cách là một giáo viên, đảng viên lâu năm có nhiều thành tích trong công tác thì việc tôi đấu tranh chỉ nhằm mục đich “Xây dựng và làm tốt cho thành tích hoạt động của nhà trường mà thôi chứ không thể mang lại hậu quả xấu nào”.

Thêm nữa: Cơ sở để ban hành Quyết định 14599/QĐ-UBND không căn cứ vào Biên bản họp Hội đồng kỷ luật là thiếu sót nghiêm trọng.

Theo Khoản 2, Điều 16, Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật như sau:

a) Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự;

b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;

c) Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.

Việc họp Hội đồng kỷ luật diễn ra không đảm bảo tính trung thực, khách quan, không đủ thành phần dự họp để từ đó ra với Quyết định kỷ luật tôi là không chính xác “Không thấu tình đạt lý”. Ngoài ra, các nội dung tôi trình bày đã không được ghi nhận, đánh giá, phân tích, đối chất, kết luận phù hợp diễn biến cuộc họp và vụ việc liên quan.

4. Thứ tư: Trình tự, thủ tục họp Hội đồng kỷ luật chưa đảm bảo đúng quy định pháp luật

Theo Điều 18, Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: “chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.”

Trên thực tế, tôi không nhận được bất cứ giấy triệu tập họp nào theo đúng thời hạn nêu trên.

5. Thứ năm: Một số căn cứ/nội dung khác tôi sẽ tiếp tục trình bày trong quá trình Tòa án giải quyết vụ kiện.

N.MẠNH

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/chu-tich-va-pho-chu-tich-tpthai-nguyen-bi-khoi-kien-55779.htm