Chú trọng phòng bệnh cho trẻ em thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa, lúc nóng, lúc lạnh, độ ẩm cao như hiện nay là nguyên nhân khiến nhiều trẻ em mắc bệnh phải nhập viện. Hiện một số bệnh dễ lây lan và đang phát triển nhanh như chân-tay-miệng, thủy đậu, sốt virus, tiêu chảy, dị ứng, các bệnh về đường hô hấp... Thông điệp 'Phòng bệnh hơn chữa bệnh' đã được ngành Y tế tuyên truyền, khuyến cáo cho các bà mẹ, nhưng nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm phòng bệnh cho con, từ đó dễ xảy ra nguy cơ mắc bệnh và lây lan thành dịch trong cộng đồng.

Khám bệnh cho trẻ em tại khoa Nội Nhi - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.

Gặp mẹ béNguyễn Đức Huy, 1 tuổi, phường Ninh Khánh (thành phố Ninh Bình) đang chăm contại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, điều trị bệnh thủy đậu, được biết, khi con mọcnhững nốt đỏ trên da và sốt cao, chị cho rằng con bị dị ứng thời tiết nên đã tựmua thuốc điều trị. Sau vài ngày thấy các nốt mụn nước mọc nhiều hơn và lan ranhiều chỗ, con sốt cao hơn, quấy khóc không chịu ăn, chị mới cho con nhập viện.Gần 1 tuần điều trị bệnh thủy đậu tại bệnh viện, hiện sức khỏe của cháu đã ổnđịnh, không còn sốt cao, ăn uống tốt hơn. Các bác sỹ cho biết, hiện nay đanggiao mùa nên trẻ em mắc bệnh thủy đậu khá nhiều, có nguy cơ lây thành dịch nếu khôngđược tích cực phòng chống.

Đối với béPhạm Anh Tuấn, thị trấn Yên Ninh (huyện Yên Khánh) thì nguyên nhân em lây bệnhsởi có thể là do lây từ bạn học cùng lớp tại trường mầm non. Chị Vũ Thị MinhHằng, mẹ bé cho biết, khi con đi học về, gia đình thấy có biểu hiện bị sốt, nôỉban đỏ, sau đó các nốt đỏ lây lan ra khắp người. Gia đình cho nhập viện khám vàđược chuẩn đoán mắc bệnh sởi. Cô giáo cho biết, trước đó ở lớp cũng đã có vàibạn mắc sởi phải nghỉ học, rất có thể các bạn đã lây bệnh cho em. Sau gần mộttuần điều trị, đến nay các nốt sởi của bé Tuấn đã bay gần hết, để lại những vếtthâm trên da. Chị Hằng cho biết, gia đình cũng rất chú ý đến phòng bệnh chocon, như mặc quần áo phù hợp theo thời tiết, cho ăn uống các món ăn đủ chất, dễtiêu, tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộngcủa ngành Y tế... Sau khi xuất viện, gia đình sẽ chú trọng hơn đến việc chămsóc sức khỏe cho con, theo dõi các bệnh dễ lây lan theo mùa để chủ động dựphòng...

Theo Bệnhviện Sản-Nhi tỉnh, trung bình mỗi ngày khám và điều trị cho trên 20 trẻ, caođiểm có ngày lên đến 40 trẻ em, trong đó chủ yếu mắc các bệnh như sởi, thủyđậu, cúm, sốt chưa rõ nguyên nhân, tiêu chảy nhiễm khuẩn do virus rota. Hiệnnay đang là thời điểm giao mùa giữa xuân và hè, mặc dù thời tiết ấm lên, nhưngvẫn còn những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, kèm theo đó không khí ẩm nồm là điêùkiện lý tưởng cho một số loại virus gây bệnh phát triển. Đây là lúc các bệnh vềđường hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát, nhất là đối với trẻ emcòn nhỏ, do sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện...đòi hỏi cha mẹ và người thân trong gia đình quan tâm, chủ động phòng, chống cácloại bệnh dịch theo mùa cho các em.

Theo Trungtâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, 3 tháng đầu năm 2019, một số bệnh có chiều hướnggia tăng, nhất là thời gian gần đây, khi thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè.Riêng bệnh thủy đậu, từ đầu năm đến ngày 15/3, toàn tỉnh có 92 trường hợp mắc,rải rác ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Cùng với đó là các bệnh cúm,sốt virus, tiêu chảy, dị ứng, các bệnh về đường hô hấp... cũng gia tăng. Để bảovệ sức khỏe nhân dân, nhất là trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉđạo Trung tâm y tế các huyện, thành phố tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.Trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức phòngbệnh cho người dân. Cử cán bộ trực tiếp xuống các thôn, bản khó khăn để truyềnthông về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh, chăm sóc khi trẻ mắc bệnh.Mặt khác, giám sát chặt chẽ các loại bệnh, nhất là những bệnh phát sinh theomùa để chủ động đối phó. Đồng thời kiểm tra, rà soát lại cơ số thuốc, vật tư ytế, hóa chất dự phòng, nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Tại cáctrường mầm non, công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm bằng việc chủđộng phối hợp với ngành y tế địa phương và phụ huynh tăng cường công tác tuyêntruyền, nắm bắt thông tin về các loại dịch bệnh. Nhiều trường mầm non tiến hànhrà soát số trẻ em chưa tiêm đủ các mũi vắc xin theo quy định và định kỳ, thìtuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh đưa các em đi tiêm phòng đầy đủ. Bêncạnh đó, thường xuyên vệ sinh môi trường, lau dọn lớp học và đồ chơi bằng hoáchất sát khuẩn, tránh để tình trạng dịch bệnh ủ mầm, rửa tay cho trẻ nhiều lầntrong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Thêm nữa, các nhà trường chú trọng đếnbữa ăn bán trú cho các em bằng các loại thức ăn dễ tiêu hóa, đủ chất dinhdưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ .

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng khuyếncáo các bậc cha mẹ, chủ động phòng ngừa bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa,cần giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo thông khí tốt. Cho trẻ súc miệngbằng nước muối, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn; cho treuổ́ng thuốc bổ, vitamin và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp trẻ có sức đề khángtốt nhất. Đối với những trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng, cần chủ động đưa đitiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch. Đồng thời khi thấy có các biểu hiện,như: sốt, ho, sổ mũi, khó thở, biếng ăn… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất đểđược thăm khám, điều trị kịp thời và có những tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻcho trẻ đúng đắn. Đặc biệt, tuyệt đối không dùng các loại thuốc tùy tiện, tránhgây biến chứng cho trẻ và lây lan bệnh dịch ra cộng đồng.

Bài, ảnh:Mỹ Hạnh

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/chu-trong-phong-benh-cho-tre-em-thoi-diem-giao-mua-20190419081342206p4c7.htm