Chưa quên lời xin lỗi, ông chủ Zuckerberg quản chặt Facebook

Rút kinh nghiệm bầu cử 2016, Facebook cẩn thận với bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.

Ngày 15/10, một lãnh đạo cao cấp của mạng xã hội khổng lồ Facebook thông báo Facebook sẽ cấm đăng các thông tin sai lệch liên quan đến các yêu cầu về bầu cử và các tin tức giả mạo về bạo lực xảy ra tại các điểm bỏ phiếu của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, theo kế hoạch diễn ra vào ngày 6/11 tới.

Ông chủ Facebook Zuckerberg từng điều trần trước Quốc hội Mỹ, xin lỗi vì quá tự tin vào nền tảng mạng xã hội này và có thể gây ảnh hưởng tới kết quả cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ 2016.

Ông chủ Facebook Zuckerberg từng điều trần trước Quốc hội Mỹ, xin lỗi vì quá tự tin vào nền tảng mạng xã hội này và có thể gây ảnh hưởng tới kết quả cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ 2016.

Facebook theo đó sẽ cấm các thông tin xuyên tạc về cách bỏ phiếu, chẳng hạn như yêu cầu về việc bỏ phiếu bằng tin nhắn hay thông báo về việc liệu phiếu bầu có được tính hay không.

Ban điều hành Facebook cho biết chính sách mới này sẽ được đội ngũ kiểm duyệt bộ tiêu chuẩn cộng đồng thực thi. Việc kiểm duyệt được cho sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc xóa các bài viết gây hiểu lầm.

Theo chính sách mới, những bài viết không khuyến khích cử tri đi bỏ phiếu sẽ bị liệt vào dạng phải kiểm tra sự thật và nếu đúng là chúng loan tin sai thì cũng không bị dỡ bỏ mà chỉ có một số ít bạn bè của người đăng tin nhìn thấy. Động thái này bị một số nhà phê bình cho là nửa vời.

Động thái mới nhất từ Facebook cho phép người điều hành hãng này nhớ về cuộc điều trần suốt 5 tiếng đồng hồ ở Thượng viện Mỹ hồi tháng 4 vừa qua.

Trong cuộc điều trần, ông Zuckerberg đã phải xin lỗi chính thức vì những sai phạm dẫn đến bê bối liên quan đến công ty Cambridge Analytica, đồng thời nhấn mạnh rằng Facebook đang xem xét lại trách nhiệm với người dùng và xã hội.

Dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook đã bị Cambridge Analytica khai thác trái phép trong suốt cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Chúng cũng được sử dụng để hiển thị quảng cáo chính trị trên Facebook.

Ông Zuckerberg thừa nhận đã “quá lý tưởng và thất bại trong việc ngăn chặn nền tảng này có thể bị lợi dụng và thao túng”.

"Rõ ràng là chúng tôi không làm đủ để ngăn chặn các công cụ này bị lợi dụng cho tin tức giả mạo, can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử, phát ngôn thù ghét cũng như bảo mật của nhà phát triển và cơ sở dữ liệu" - trích lời ông Zuckerberg trước khi cuộc điều trần chung giữa 2 Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Thương mại Thượng viện diễn ra.

Sau vụ điều trần, ông chủ Facebook khẳng định đang mạnh tay "fix lỗi".

Hồi cuối tháng 7 vừa qua, Facebook khẳng định đã xóa 32 trang và tài khoản trên 2 mạng xã hội là Facebook và Instagram trong nỗ lực ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào bầu cử Mỹ. Công ty này không công bố nguồn gốc phát tán thông tin sai lệch.

Danh sách các trang bị đóng bởi Facebook đã được gửi đến Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật số, thuộc Hội đồng Đại Tây Dương. Trung tâm này cho biết các trang các nhân nói trên sử dụng ngôn ngữ và cách tiếp cận tương tự với các tài khoản giả mạo được tạo bởi Cơ quan Nghiên cứu Internet của Nga.

Một trong số các trang bị Facebook gỡ bỏ có đến 290.000 tài khoản theo dõi. Trang này cũng chi đến 11.000 USD (256.2 triệu đồng) cho 150 quảng cáo chính trị trên trang mạng xã hội, kêu gọi người xem tham gia khoảng 30 sự kiện tính từ tháng 5/2017.

Thượng nghị sỹ Mỹ Ron Wyden cho biết, trong cuộc bầu cử Mỹ hồi tháng 6 giữa 2 ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton, Facebook đã cho phép người dùng đăng các “post” với mục đích ảnh hưởng tới số phiếu.

Ví như: cử tri có thể bỏ phiếu bằng cách nhắn tin. Đây là một trò lừa bịp đã khiến nhiều cử tri tin tưởng và không đi bỏ phiếu, một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả bầu cử sít sao của hai ứng viên Tổng thống năm 2016.

Sơn Dương

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/chua-quen-loi-xin-loi-ong-chu-zuckerberg-quan-chat-facebook-3367439/