Chùm ảnh ấn tượng về tình mẫu tử của hươu cao cổ

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm cao quý, thiêng liêng không chỉ ở con người mà còn có ở cả động vật. Hãy cùng Khoa học & Phát triển ngắm nhìn những khoảnh khắc ngọt ngào về tình mẫu tử của hươu cao cổ.

Hươu cao cổ có tên khoa học là Giraffa. Đây là chi động vật có vú thuộc bộ Guốc chẵn, là động vật cao nhất trên cạn và động vật nhai lại lớn nhất.

Hươu cao cổ có tên khoa học là Giraffa. Đây là chi động vật có vú thuộc bộ Guốc chẵn, là động vật cao nhất trên cạn và động vật nhai lại lớn nhất.

Hươu cao cổ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới, nhưng đông nhất là ở châu Phi.

Toàn thân hươu cao cổ được bao phủ bởi những đốm không đều nhau trên lớp lông vàng đến đen phân chia bởi màu trắng, trắng nhờ, vàng nâu.

Con đực có thể đạt chiều cao từ 4,8-5,5m và cân nặng lên tới 1.300kg. Kỷ lục đo được của một con hươu cao cổ là cao 5,87m và nặng khoảng 2.000kg.

Con cái thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn giống đực một chút (khoảng 828kg).

Chiều dài cổ của hươu cao cổ có thể đạt tới 2m.

Hươu cao cổ thường sống ở thảo nguyên, đồng cỏ và rừng mở. Chúng rất thích ăn lá keo, cây bụi, cỏ và trái cây.

Một con hươu cao cổ tiêu thụ khoảng 34kg lá mỗi ngày.

Hươu cao cổ thường thích sống thành nhóm, mỗi nhóm tối đa là 32 cá thể.

Hươu cao cổ thường mang thai từ 400-460 ngày.

Chúng thường sinh 1 con, thi thoảng vẫn có trường hợp sinh đôi.

Hươu cao cổ mới sinh cao khoảng 1,8m.

Con mẹ sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con nhỏ.

Hươu cao cổ cái bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản từ lúc 4-5 tuổi.

Con đực bước vào độ tuổi sinh sản khi được 7 tuổi.

Hươu cao cổ non mới sinh có thể chạy nhảy bình thường.

Theo Lương Ngọc/Khoa học & Phát triển

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/chum-anh-an-tuong-ve-tinh-mau-tu-cua-huou-cao-co/20230423091754000