Chùm ảnh sự tương phản khó tin giữa G7 với liên minh Nga - Trung

Trong khi hội nghị thượng đỉnh G7 của 7 cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới kết thúc trong sự bất đồng, chỉ trích và bất mãn thì hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lại kết thúc với hình ảnh tương phản.

G7 đã có một hội nghị thượng đỉnh không thành công

Hội nghị G7 đã diễn ra trong sự căng thẳng, mâu thuẫn giữa các nước thành viên ngay từ đâu và kéo dài đến cả sau khi kết thúc

Hình ảnh cho thấy rõ không khí gượng gạo giữa các nước thành viên. Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Tổng thống Trump và Thủ tướng Justin Trudeau dường như đã không hiểu nhau

Một hình ảnh gây chú ý khác tại hội nghị G7

Sự gượng gạo thấy rõ giữa Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Trump. Bà Merkel đã chỉ trích gay gắt hành động của ông Trump sau hội nghị

Trước thềm hội nghị, Tổng thống Pháp đã không ngần ngại nói đến liên minh G6, trong đó không có Mỹ

Một hình ảnh khác thể hiện sự xa cách giữa các nước thành viên trong G7

Trong hội nghị G7 lần này, Mỹ mâu thuẫn với 6 thành viên còn lại

G7 rõ ràng đang rạn nứt

Trong khi liên minh phương Tây G7 bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn và sự rạn nứt thì ở phía bên kia - một hội nghị khác của phương Đông đang diễn ra khá thành công

Hội nghị thượng đỉnh SCO diễn ra trong không khí thân thiện, đoàn kết

Các nước thành viên SCO có vẻ đồng lòng với nhau hơn so với G7

Nga và Trung Quốc - hai thành viên hàng đầu của SCO có mối quan hệ ngày một thân thiết hơn

Việc Nga và Trung Quốc bắt tay ngày một chặt với nhau chắc chắn sẽ khiến phương Tây lo ngại

Ấn Độ cũng là một thành viên chủ chốt của SCO. Trong ảnh là Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Nga

Hình ảnh không khí vui vẻ, thân thiện trong hội nghị SCO

Lãnh đạo các nước thành viên SCO đang trò chuyện với nhau

Nga và Trung Quốc đang theo đuổi mục tiêu đối trọng với phương Tây một cách rõ ràng nhất

Báo chí Trung Quốc hôm nay (11/6) đã đăng tải một bài bình luận, trong đó miêu tả hội nghị SCO do họ chủ trì đã diễn ra trong không khí hòa thuận, thân thiện và đồng lòng chống lại sự bảo hộ thì hội nghị thượng đỉnh của liên minh phương Tây G7 lại diễn ra trong không khí trái ngược.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu - một tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lâu nay vẫn nổi tiếng về những quan điểm diều hâu, đã đặt câu hỏi về việc tại sao hội nghị G7 lại “kết thúc trong sự rối loạn” trong khi hội nghị của SCO ở thành phố Qingdao lại “đầy sự nhiệt huyết và tham vọng”.

Bài báo sau đó đã trả lời rằng: “Vấn đề then chốt nằm ở Tinh thần Thượng Hải, thể hiện qua sự tin tưởng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng tham vấn và tôn trọng bản sắc văn hóa và cùng theo đuổi sự phát triển chung, đi theo sự phát triển của thời đại mà ở đó chủ nghĩa đơn phương không có cơ hội phát huy”.

Tờ báo của Trung Quốc cho rằng, sự mâu thuẫn trong G7 và sự phát triển hài hòa trong SCO đánh dấu “một sự thay đổi quan trọng”.

Ở Quebec, Canada, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ném bỏ mọi nỗ lực của G7 nhằm thể hiện một mặt trận đoàn kết bằng cách rời đi sớm, tuyên bố rút ra khỏi tuyên bố chung của hội nghị G7 và liên tục chỉ trích chủ nhà là Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Trong khi đó, cuộc họp SCO ở Trung Quốc, theo tờ Thời báo Hoàn cầu, đã đặt ra một hình mẫu về sự hợp tác đa phương, mở ra “một viễn cảnh mới” về một thế giới công bằng và bình đẳng hơn.

Không rõ hội nghị thượng đỉnh SCO đạt được kết quả hợp tác giữa các nước thành viên đến đâu nhưng rõ ràng hội nghị G7 năm nay của 7 cường quốc đã kết thúc trong sự thất bại. Ngay trước thềm hội nghị, mâu thuẫn giữa các nước đã nổi lên, cụ thể là giữa Mỹ với 6 cường quốc còn lại. Mâu thuẫn này xuất phát từ việc Mỹ thông báo áp dụng thuế quan đối với mặt hàng thép và nhôm của các nước Châu Âu. Hơn nữa, 6 cường quốc trong G7 cũng hoàn toàn không đồng ý với việc Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran - một thỏa thuận từng được miêu tả là bước đột phá trên con đường tháo gỡ cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran.

Diễn ra trong bối cảnh như trên, không khí của hội nghị G7 đương nhiên không thể thoải mái, thân thiện. Thay vào đó, người ta thấy rõ sự gượng gạo giữa các bên khi mà trước đó Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh đã có những phát biểu công khai chỉ trích Tổng thống Mỹ.

Sau khi hội nghị G7 kết thúc, mâu thuẫn không những không giảm đi mà bị đẩy lên cao vì việc Tổng thống Trump thẳng thừng bác bỏ Tuyên bố chung của hội nghị. Động thái này của ông Trump diễn ra chỉ vài giờ sau khi các bên vừa đạt được sự nhất trí đối với tuyên bố chung này.

Một cuộc khẩu chiến đã bùng lên giữa Mỹ và các nước thành viên của G7 sau khi hội nghị kết thúc, cụ thể là sau hành động gây ngỡ ngàng của ông Trump.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Trump trong việc bác bỏ Tuyên bố chung của hội nghị G7 là “gây thất vọng”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì cho rằng, sự hợp tác quốc tế không thể bị “điều khiển bởi những cơn giận và những phát biểu thiếu suy nghĩ”.

Các nước G7 khác đều bày tỏ sự kinh ngạc trước quyết định của ông Trump đồng thời lên tiếng cam kết sẽ ủng hộ Tuyên bố chung của hội nghị này.

Trong khi đó, Tổng thống Trump tiếp tục công kích Thủ tướng Canada Justin Trudeau, nói rằng hành động của ông này “gây tổn thương”.

SCO được thành lập vào tháng Sáu năm 2001 với 6 thành viên sáng lập gồm Nga, Trung Quốc, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan. Sau khi Ấn Độ và Pakistan gia nhập, SCO đã có 8 thành viên. Hiện tại, có 4 nước gồm Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cỏ đang hưởng "quy chế quan sát viên" của SCO trong khi Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Armenia, Campuchia và Nepal đang là các đối tác đối thoại. SCO ra đời với mục tiêu làm đối trọng với NATO ở phương Tây. Vì thế, SCO thường được ví là NATO phương Đông hay NATO của Châu Á.

Trong khi đó, G7 gồm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Italia.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/tin-anh/201806/chum-anh-su-tuong-phan-kho-tin-giua-g7-voi-lien-minh-nga-trung-605403/