Chuyến đi cuối cùng của máy bay siêu thanh Concorde

Máy bay siêu thanh huyền thoại Concorde đã được một nhiếp ảnh gia ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp trong chuyến đi cuối cùng.

Ngày 26/11/2003, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Lewis Whyld chụp bức ảnh này trong chuyến bay cuối cùng của máy bay siêu thanh Concorde khi bay cầu treo Clifton ở Bristol, miền tây nước Anh. Bức ảnh đã trở thành vật chứng về thời kỳ hoàng kim của máy bay siêu tốc độ này. CNN cho rằng đây có thể là bức ảnh hàng không "tuyệt vời nhất" từ trước đến nay. Ảnh: Courtesy SWNS.

Ngày 26/11/2003, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Lewis Whyld chụp bức ảnh này trong chuyến bay cuối cùng của máy bay siêu thanh Concorde khi bay cầu treo Clifton ở Bristol, miền tây nước Anh. Bức ảnh đã trở thành vật chứng về thời kỳ hoàng kim của máy bay siêu tốc độ này. CNN cho rằng đây có thể là bức ảnh hàng không "tuyệt vời nhất" từ trước đến nay. Ảnh: Courtesy SWNS.

Bức ảnh được Whyld chụp trong lần đầu tiên chụp ảnh trên không. Anh ở trên máy bay cùng với người bạn của mình, người huấn luyện bay vào thời điểm đó. “Chúng tôi đã ở trong một chiếc trực thăng, điều đó gây khó khăn cho việc chụp ảnh. Việc sắp xếp mọi thứ trong không gian ba chiều là một thách thức. Cơ hội máy bay bay qua cây cầu ở chính xác góc mà tôi cần khá mong manh, chưa kể nó di chuyển rất nhanh. Bạn có thể chụp rất nhiều bức ảnh rồi lựa chọn một vài tấm đẹp trong số chúng, thì tôi chỉ có thể nháy một lần và duy nhất”, anh kể. Ảnh: Courtesy Lewis Whyld.

Lúc bấy giờ, nhiếp ảnh gia đang ở độ cao hơn 900 m, hứng chịu cái lạnh cóng người và những cơn gió từ cánh quạt phát ra. “Tôi không cảm nhận được ngón tay, ngón chân và khuôn mặt của mình. Tôi kinh hoàng về sự mới mẻ khi ở trong một chiếc trực thăng lần thứ 2 trong đời, tôi sợ làm hỏng việc”, Whyld nói. Ảnh: CNN.

“Chiếc máy bay sáng chói dưới ánh sáng mặt trời, nổi bật trên nền tối của tán lá và dòng sông, có độ tương phản rất lớn. Rất dễ để Concorde vụt qua góc hình đẹp ấy và chỉ còn lại một hình tam giác màu trắng lòe nhòe. Có rất nhiều trở ngại, và tôi đã chỉnh chiếc máy ảnh của mình 10 lần trước khi máy bay xuất hiện. Sau chuyến bay, chúng tôi đáp xuống sân bay Filton, và Concorde cũng đã hạ cánh ở đó. Tôi chụp những bức ảnh khác khi nó đi vào nhà chứa máy bay. Sau đó, tôi bắt đầu chỉnh sửa hình ảnh của mình để gửi chúng trở lại văn phòng”.

“Trong 15 năm kể từ năm 2003, tôi đã chụp được những bức ảnh đáng nhớ khác, nhưng tôi luôn nhớ về chiếc máy bay siêu thanh này, đó là một kỷ niệm khó quên. Sự kiện đáng nhớ của huyền thoại Concorde đã là bàn đạp cho tương lai của tôi. Mọi người đã biết đến bức ảnh của tôi và mời tôi làm việc. Concorde là bệ phóng cho sự nghiệp của tôi”.

Đã nghỉ hưu, những chiếc Concorde giờ nằm trong các bảo tàng hàng không.

Không gian chật hẹp bên trong máy bay Concorde với 100 ghế. Có rất ít sự khác biệt giữa khoang hạng nhất và phổ thông. Ảnh: CNN.

Cửa sổ của Concorde nhỏ hơn nhiều so với cửa sổ trên máy bay chở khách thông thường. Chúng cần phải chịu được nhiệt độ lên tới 117 độ C khi chiếc Concorde bay với tốc độ siêu thanh. Ảnh: CNN.

Buồng lái chật hẹp. Ảnh: CNN.

Nhà vệ sinh cũng khá nhỏ. Ảnh: CNN.

Mặc dù có những hạn chế về không gian, trên cabin máy bay Concorde vẫn có chỗ cho một tủ quần áo cho hành khách. Ảnh: CNN.

Một chuyến đi khứ hồi London (Anh) - New York (Mỹ) trên máy bay Concorde có thể tốn khoảng 10.000 USD. Ảnh: CNN.

Bữa trưa của hành khách trên máy bay siêu thanh. Ảnh: CNN.

Concorde là máy bay chở khách đầu tiên và duy nhất có động cơ phản lực và động cơ đốt sau. Ảnh: CNN.

Một số hành khách trên chuyến bay cuối cùng của Concorde vào năm 2003 đã ký tên của họ trên cửa bên trong của máy bay. "Không quan trọng bạn nổi tiếng đến mức nào, ngôi sao là máy bay”, một người nổi tiếng nói. Ảnh: CNN.

Hương Giang

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/chuyen-di-cuoi-cung-cua-may-bay-sieu-thanh-concorde-post1018104.html