Chuyên gia chê... cánh đuôi của Su-57

Kết cấu cánh đuôi đứng của tiêm kích tàng hình Su-57 bị cho là không bền vững, dễ bị 'xé nát' khi máy bay chịu quá tải ở mức độ cao.

Mặc dù các công trình sư người Nga rất chú trọng vào độ linh hoạt, tuy nhiên khả năng vận động của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57 có thể trở thành vấn đề chính của nó khi rơi vào tình huống không chiến quần vòng cự ly gần.

Cụ thể theo đánh giá từ giới chuyên gia, thiết kế cánh đuôi đứng của tiêm kích tàng hình Su-57 bị nhận xét là không bền vững, khi trong một trận không chiến ở cự ly gần, bộ phận này có khả năng không thể chịu được mức quá tải đáng kể.

Giới phân tích quân sự lưu ý rằng trước đây thiết kế tương tự như cánh đuôi đứng của Su-57 không được sử dụng trên những máy bay chiến đấu cơ động nhất của Nga. Ví dụ Su-35 gần như tương đương Su-57 về mức độ linh hoạt, nhưng nó lại có thiết kế cánh đuôi hoàn toàn khác và vẫn cung cấp sức mạnh rất cao.

Quay lại trường hợp Su-57, thiết kế cánh đuôi như vậy có tác động kép lên chiếc chiến đấu cơ, khi một mặt tăng khả năng cơ động, cho phép tiêm kích thực hiện những cú ngoặt gấp trên không.

Tuy nhiên về mặt so sánh (ít nhất là trực quan), cơ cấu quay yếu sẽ đơn giản là dễ bị ảnh hưởng bởi các tải xoay chiều, đặc biệt là trong điều kiện quan trọng, khiến cánh đuôi đứng có thể bị "xé toạc" khỏi thân.

Thiết kế cánh đuôi đứng của tiêm kích tàng hình Su-57 bị nhận xét là thiếu bền vững

Thiết kế cánh đuôi đứng của tiêm kích tàng hình Su-57 bị nhận xét là thiếu bền vững

Ông Yuriy Kostyuchenko - một chuyên gia trong lĩnh vực xử lý vật liệu cho rằng: “Hãy chú ý đến chuyển động phức tạp được thực hiện bởi các phần tử của cánh đuôi đứng trên tiêm kích tàng hình Su-57".

"Trong điều kiện tải trọng tĩnh, thiết kế này tỏ ra an toàn hơn cả, nhưng khi làm việc ở nhiệt độ thay đổi, tốc độ cao và chịu áp suất lớn, đi kèm tải trọng luân phiêncó thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiếc tiêm kích, đây thực sự là điểm yếu của Su- 57".

Nhưng đồng thời vị chuyên gia này cũng cho rằng điều lo ngại như trên có thể hoàn toàn là thừa thãi, bởi vì hơn một chục nguyên mẫu thử nghiệm Sukhoi T-50 của Su-57 đã được chế tạo, tuy nhiên chưa xảy ra sự cố như đã lo ngại.

Theo một số báo cáo, vào cuối năm nay, Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga sẽ nhận được chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 thuộc lô sản xuất hàng loạt đầu tiên, nó vẫn mang động cơ cũ AL-41F1S lắp trên Su-35.

Phải tới sau năm 2025 thì động cơ chuẩn thế hệ năm Izdeliye 30 mới sẵn sàng, khi đó máy bay có thể đạt độ linh hoạt đúng như thiết kế, lúc đó nhược điểm của cánh đuôi đứng (nếu có) mới bị bộc lộ một cách rõ ràng.

Theo Chí Linh/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chuyen-gia-che-canh-duoi-cua-su-57/20200819080822956