Chuyên gia: Mỹ hay Iran là quốc gia bảo trợ khủng bố?

Chuyên gia Mohammad Marandi tới từ trường Đại học Tehran, Iran cho rằng chính Mỹ mới là quốc gia bảo trợ khủng bố hàng đầu thay vì Iran như họ cáo buộc.

Trong báo cáo thường niên về khủng bố toàn cầu công bố hôm 19/9, Mỹ đánh giá Iran là quốc gia tài trợ khủng bố hàng đầu, cáo buộc nước này khuấy động các cuộc xung đột và hoạt động khủng bố ở Syria, Yemen, Iraq, Bahrain, Afghanistan và Lebanon.

Tờ Sputnik đánh giá trong năm 2018 Trung Đông đang có những thay đổi lớn.

Cuộc chiến ở Syria đang chấm dứt, cuộc bầu cử ở Iraq đã chứng kiến sự nổi lên của nhà lãnh đạo Muqtada al-Sadr, một cựu binh chống Mỹ và từng được đánh giá là cái gai trong mắt các lực lượng liên minh do Mỹ lãnh đạo. Lebanon vẫn ổn định với sự hiện diện quân sự của lực lượng Hezbollah lớn hơn so với quân đội. Bahrain đang ổn định với chế độ quân chủ dòng Hồi giáo Sunni trong khi Afghanistan cũng đang tìm lại những ngày bình yên sau khi Mỹ hạn chế các đợt không kích.

Mỹ nói Iran là quốc gia tài trợ khủng bố hàng đầu trong báo cáo thường niên về khủng bố toàn cầu công bố hôm 19/9. (Ảnh: AP)

Mỹ nói Iran là quốc gia tài trợ khủng bố hàng đầu trong báo cáo thường niên về khủng bố toàn cầu công bố hôm 19/9. (Ảnh: AP)

Chỉ riêng ở Yemen, cuộc xung đột vẫn đang hết sức tồi tệ, ngày càng có nhiều dân thưòng thiệt mạng bởi các loại bom do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Ả-rập Xê-út và UAE.

Sputnik đã có cuộc nói chuyện với giáo sư và nhà phân tích chính trị Mohammad Marandi từ Đại học Tehran để làm rõ hơn về sự tham gia của Iran ở mỗi quốc gia mà Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Tehran đang khuấy động xung đột dữ dội và hủy hoại quyền lợi của Washington.

Lebanon

Kể từ khi được tạo ra từ hệ quả cuộc xâm lược của Israel vào Lebanon, lực lượng Hezbollah đã trở thành một tổ chức kháng chiến quốc gia và mắt xích quan trọng trong chiến dịch giải phóng miền Nam Lebanon, buộc lực lượng Israel phải rời khỏi đất nước này.

Hezbollah có một cánh vũ trang phối hợp với quân đội Lebanon và được nhà nước chấp nhận. Nhiều người tin rằng sự hiện diện của lực lượng này là cần thiết trong nỗ lực ngăn chặn sự xâm lược của Israel trước đây và cả sau này.

Lực lượng Hezbollah là mắt xích quan trọng trong chiến dịch giải phóng miền Nam Lebanon. (Ảnh; Reuters)

"Thực tế thì kể từ khi nhóm người cực đoan được phương Tây cùng Ả-rập Xê-út hậu thuẫn nổi lên và các tổ chức khủng bố như IS và al-Qaeda chiếm quyền kiểm soát ở nhiều khu vực tại Lebanon, chính lực lượng Hezbollah cùng quân đội đã giúp đánh đuổi các nhóm này ra khỏi đất nước”, ông Marandi nhận đinh.

Vị chuyên gia về Mỹ vì vậy cho rằng với sự hiện diện của Hezbollah, Lebanon vẫn sẽ độc lập và các nỗ lực chiếm đóng của Israel cũng như sự tồn tại của IS và al-Qaeda cũng sẽ sớm đi tới hồi kết.

Syria

Theo ông Marandi, giống như ở Lebanon, Syria đang phải chống chọi với các nhóm cực đoan được các cường quốc như Mỹ hậu thuẫn.

Ở Syria, Iran, Hezbollah và Nga đóng vai trò như Iraq và Afghanistan ở Lebanon, các “tình nguyện viên” giúp tiêu diệt các phần tử cực đoan và đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ.

Video: Nga dội bão lửa tấn công phiến quân ở Syria

Quay trở lại những năm 1980, Mỹ và Ả-rập Xê-út đã tạo ra những kẻ cực đoan ở Afghanistan và giờ đây nó đang lặp lại theo mức độ nhân rộng hơn rất nhiều ở Syria.

Nhìn vào tài liệu được cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ công bố năm 2012, Washington ngay từ đầu đã nhận thức được rằng các nhóm cực đoan là lực lượng mạnh nhất đang chiến đấu chống lại chính phủ. Sau đó, các nước trong khu vực như Ả-rập Xê-út, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ cùng nhiều quốc gia khác đã hỗ trợ các nhóm này tiến gần tới mục tiêu thành lập một nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq.

“Người đứng đầu cơ quan tình báo Quốc phòng Mỹ vào thời điểm đó Tướng Michael Flynn thừa nhận đã quyết định ủng hộ việc các đồng minh và đối tác trong khu vực đứng về phía những kẻ cực đoan. Vì vậy, những gì diễn ra ở Syria, Iraq, Lebanon và Afghanistan trong những năm 1980 chỉ là một thảm họa do chính các cơ quan tình báo phương Tây phối hợp với chế độ độc tài trong khu vực tạo ra”, chuyên gia Marandi nhận định.

Iraq

Theo ông Marandi, truyền thông phương Tây luôn muốn vẽ ra một kịch bản theo hướng mà họ mong muốn để định hướng dư luận. Vì vậy, họ nói rằng phe đối lập thắng trong cuộc bầu cử ở Iraq.

Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi. (Ảnh: IANS)

Nhưng thực tế chỉ ra rằng bất chấp áp lực từ Mỹ, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hiện nay, người được Washington ủng hộ khó có cơ hội giữ nguyên vị trí và các nhóm thân Iran đang dần hình thành nên chính phủ bất chấp những đe dọa, áp lực từ Mỹ.

“Iraq đã có một cuộc bầu cử dân chủ và Mỹ nên chấp nhận kết quả dù đó không phải là điều mà họ mong muốn”, nhà phân tích chính trị tới từ Đại học Tehran nhận định.

Yemen

Ông Marandi cho rằng người Yemen đang bị bao vây bởi người Mỹ và người A-rập.

“Người Mỹ và người A-rập đã làm điều chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đương đại, đó là gián tiếp đẩy hàng trăm nghìn người Yemen vào cảnh đói nghèo và bệnh tật. Hàng nghìn người chết do hậu quả của chiến tranh. Ả-rập Xê-út ném bom khắp mọi nơi, từ trường học, đám cưới, cho tới xe buýt, bệnh viện và vũ khí mà họ sử dụng là vũ khí được Mỹ cung cấp”.

Người đứng đầu tổ chức khủng bố al-Qaeda cũng từng thừa nhận đang hợp tác với liên minh do Ả-rập Xê-út đứng đầu.

Bài liên quan

Chi tiết kịch bản tấn công Idlib của Quân đội chính phủ Syria

Tấn công hóa học ở Idlib bắt đầu được dàn dựng, Mỹ sắp có cớ tấn công Syria?

Ở nhiều nơi tại Yemen, người ta thấy IS hoặc al-Qaeda đang hợp tác với Ả-rập Xê-út và người Mỹ cho phép họ làm vậy. Như vậy, chính người Mỹ đang trực tiếp hoặc gián tiếp hợp tác với IS và al-Qaeda, ông Marandi nhận định.

Afghanistan

Hai quốc gia duy nhất công nhận Taliban là một tổ chức chính phủ hợp pháp tại Afghanistan cho đến trước ngày 11/9 là Ả-rập Xê-út và UAE - 2 đồng minh của Mỹ, ông Marandi nói.

Nếu Mỹ đề nghị họ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Afghanistan, họ sẽ làm vậy, theo ông Marandi.

“Taliban có ý thức hệ gì? Đó là Wahhabism. IS có ý thức hệ gì? Đó là Wahhabism. Al-Qaeda có ý thức hệ gì? Đó là Wahhabism. Boko Haram có ý thức hệ gì? Đó là Wahhabism. Tất cả các nhóm này đều tiếp nhận ý thức hệ từ một trong những đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực là Ả-rập Xê- Út”, ông Marandi nói.

Sau tất cả những phân tích này, chuyên gia Marandi khẳng định chính chính phủ Mỹ mới là người hỗ trợ khủng bố hàng đầu trên thế giới chứ không phải là Iran như họ cáo buộc.

Bài liên quan

Chiến binh tinh nhuệ từ Nga và Trung Quốc - hòn đá tảng ngáng đường Syria giải phóng Idlib

Bộ Quốc phòng Nga: Màn kịch tấn công hóa học ở Syria sắp diễn ra

Mỹ điều lực lượng tới căn cứ Syria để chuẩn bị đối đầu với Nga?

Mỹ tuyên bố không hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở Idlib

Nguồn VTC: https://vtc.vn/chuyen-gia-my-hay-iran-la-quoc-gia-bao-tro-khung-bo-d427790.html