Chuyên gia Mỹ nghĩ MiG-35 là chương trình thất bại của Nga

Cùng là chiến đấu cơ thế hệ 4++ nhưng chỉ Su-35 được chú ý mà ít khi nói về MiG-35 phần nào cho thấy số phận của máy bay này.

Nhận định trên được chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ là Peter Suciu đưa ra khi nói về tiêm kích MiG-35 - sản phẩm của Mikoyan thuộc Tập đoàn Thống nhất Nga.

Tiêm kích MiG-35 (NATO định danh là Fulcrum-F) được thiết kế để hoạt động chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể tấn công đối không, đối đất và đối hải dù đó là mục tiêu tĩnh hay động.

Tiêm kích MiG-35 tại một cuộc triển lãm.

Tiêm kích MiG-35 tại một cuộc triển lãm.

Mới đây, nhà sản xuất Nga tuyên bố phát triển biên thể mới MiG-35D. Một phiên bản được giới thiệu rất ấn tượng nhưng nó không thực sự là một nền tảng mới. Bởi chúng chỉ được phát triển dựa trên nguyên mẫu những chiếc MiG-29KR có từ thời Liên Xô.

"Cái tên MiG-35 thực chất là ý đồ tiếp thị ra thị trường một cách thông minh của nhà sản xuất Nga bởi số 35 khiến nhiều người chú ý đến sức mạnh tương tự Su-35 - sản phẩm của nhà sản xuất Sukhoi hay F-35 của Lockheed Martin.

Tuy nhiên, ngoài con số 35 cùng với những tiêm kích trên thì MiG-35 hầu như không thể hiện được gì nhiều trong các cuộc thử nghiệm và diễn tập của Không quân Nga dù chúng được giới thiệu được tích hợp những công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay so với những chiến đấu cơ cùng thế hệ", Peter Suciu viết.

Nhà sản xuất trang bị cho MiG-35 hệ thống radar mảng pha chủ động Phazatron Zhuk, cặp động cơ RD-33MK cho phép máy bay đạt tốc độ cực đại lên tới Mach 2,5.

Về vũ khí, chiến đâu cơ này được thiết kế với 9 mấu treo vũ khí dưới bụng giúp nó có thể mang hầu hết các chủng loại bom và vũ khí hiện có trong Không quân Nga bao gồm:

Tên lửa chống hạm Kh-31A với đầu dò radar chủ động, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa Kh-29TE và bom dẫn đường TV KAB-500Kr... Ngoài ra, MiG-35 còn được trang bị một khẩu pháo tốc độ cao 30mm.

Thông tin về chương trình MiG-35 được biết đến từ năm 2007 nhưng do quá trình phát triển chậm nên phải đến năm 2013, Không quân Nga mới thông báo đặt mua một chiếc phục vụ công tác thử nghiệm và đánh giá trước khi chính thức mua 37 chiếc.

Nhưng sau đó 3 năm, nhà sản xuất cho ra lò thêm được 3 chiếc. Như vậy, tính trung bình mỗi năm MiG sản xuất được 1 chiến đấu cơ MiG-35. Với tốc độ sản xuất như hiện nay, chuyên gia Mỹ cho rằng không rõ Không quân Nga có tiếp tục theo đuổi thương vụ 37 chiếc như đã thỏa thuận hay không.

Đây cũng chính là lý do khiến khách hàng Ấn Độ bày tỏ quan tâm đặc biệt đến dòng chiến đấu cơ này từ lâu nhưng vẫn chưa có thỏa thuận nào được ký kết với nhà sản xuất MiG. Tình trạng cũng xuất hiện với một số khách hàng tại châu Phi và khu vực Đông Nam Á.

"Một dòng chiến đấu cơ sản xuất ra nhằm mục đích trang bị trong nước và xuất khẩu, nhưng mục tiêu này rất khó hoàn thành với MiG-35. Từ trước đến nay, chưa chiến đấu cơ nào Nga sản xuất có số phẩm hẩm hiu như vậy", chuyên gia Mỹ viết.

Mặc dù vậy, MiG-35 vẫn được nhà sản xuất Nga đánh giá rất cao. MiG khẳng định, dù chỉ là chiến đấu cơ thế hệ 4++ nhưng MiG-35 hội tụ đầy đủ những công nghệ tối tân hàng đầu của công nghiệp hàng không quân sự thế giới.

MiG-35 có khả năng cạnh tranh cao với những tiêm kích hàng đầu thế giới hiện nay như Rafale, Typhoon... do MiG-35 chiếm ưu thế trong cuộc đua này vì chúng có nhiều tính năng vượt trội.

Chiến đấu cơ MiG-35 có khả năng cơ động cao hơn, có kho vũ khí nhiều hơn và giá rẻ hơn. Với các đặc điểm kỹ thuật, hệ thống điện tử, thiết bị tác chiến điện tử và kho vũ khí của chúng cho phép MiG-35 đủ khả năng cạnh tranh với bất kỳ loại đối thủ tiềm năng nào.

Với những hệ thống được trang bị, về lý thuyết, việc nhà sản xuất Nga coi MiG-35 là đối thủ của F-35 là chuyên hoàn toàn có lý.

Ngọc Hòa

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/vu-khi/chuyen-gia-my-nghi-mig-35-la-chuong-trinh-that-bai-cua-nga-3430950/