Chuyên gia nói thật Hải quân Nhật Bản: Số 2 thế giới

Nhật Bản vừa thông qua khoản ngân sách quốc phòng cao kỷ lục 19 nghìn tỷ yên (gần 45,76 tỷ USD) cho năm tài khóa 2018.

Khoản ngân sách này tăng 1,3% so với năm tài khóa 2017 và là năm thứ 6 tăng liên tiếp.

Nhân thông tin này, chúng ta hãy cùng xem một phần trong khoản ngân sách trên đã được chi một cách hiệu quả như thế nào qua bài viết mới nhất của chuyên gia quân sự Nga Oleg Kuptsov đăng trên “Bình luận quân sự”(Nga) ngày 5/1/2018. Các ảnh và chú thích trong bài là của tác giả.

Đại bàng dũng mãnh thường giấu móng vuốt

“Mùa thu năm ngoái (2017), tại thành phố Nagasaki đã diễn ra buổi lễ trọng thể hạ thủy chiếc tàu khu trục thứ hai kiểu “Asahi”.

Tàu này được đặt tên“Shiranui” – (“Hào quang biển”) - một hiện tượng quang học chưa được nghiên cứu thường xuất hiện ven biển Nhật Bản.

Cùng thời gian đó, chiếc tàu kiểu “Asahi” đầu tiên hạ thủy năm 2016 đang hoàn thành chu kỳ thử nghiệm. Lễ bàn giao đưa tàu vào trang bị dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 3/2018 sắp tới.

Đại diện Phía Hải quân Nhật Bản chỉ đưa ra các thông tin hết sức ngắn gọn về chức năng của các tàu khu trục mới này: “Asahi” và Shiranui” (Type25DD) có khả năng chống ngầm hiệu quả.

Thân tàu khu trục mới có nhiều điểm giống seri trước thuộc dự án 19DD “Akizuki”. Các điểm khác biệt nhìn thấy từ bên ngoài là trên tầng thượng của tàu có radar mới với các modul thu- phát chế tạo từ nitrua galli.

Thay vì copy AN/SQQ-89 của Mỹ, trên các khu trục 25DD có lắp các tổ hợp thủy âm do Nhật Bản tự sản xuất.

Xuất phát từ những tính toán nhằm giảm chi phí , cơ số tác chiến của “Asahi” bị cắt giảm một nửa (từ 32 xuống còn 16 tổ hợp phóng thẳng đứng). Tàu khu trục này (“Asaki”) được trang bị động cơ turbin khí với bộ truyền động điện.

Và có lẽ đấy là tất cả những gì mà chúng ta biết được một cách chắc chắn về những con tàu chiến trên của những con cháu Nữ thần Mặt trời.

“Shiranui” là chiếc tàu cuối cùng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn lịch sử của Hải quân Nhật Bản. Những dự án tiếp theo sẽ là: tàu khu trục trong tương lai (33DD) và các khinh hạm hộ vệ (30DEX) được đóng để hoạt động trong cùng đội hình với nó (khu trục 33DD) sẽ thay đổi cơ bản diện mạo của Hải quân Nhật Bản.

Dự kiến chiếc tàu 33DD đầu tiên sẽ được hạ thủy vào năm 2024. Do người Nhật có truyền thống giữ bí mật nghiêm ngặt về những dự án ưu tiên và thời hạn hạ thủy còn xa, không thể có một mô tả chính xác về hình dáng (và các tính năng) của các tàu 33DD.

Chúng ta hãy trở lại với “Shiranui” và “Asahi”: trong 3 thập kỷ gần đây các tàu Nhật được đóng theo đúng quan điểm của một học thuyết cứng.

Đứng đầu (hạt nhân) của một cụm tàu tác chiến – đó là các tàu khu trục lớn trang bị hệ thống “Aegis” (6 chiếc), có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ phòng không và đánh chặn mục tiêu ở các độ cao tiếp giáp giữa Bầu khí quyển Trái Đất và Vũ trụ.

Xung quanh các “soái hạm” trên là một vành đai bảo vệ dày đặc gồm 20 tàu khu trục do Nhật Bản tự thiết kế và chế tạo.

Tuy về cơ bản vẫn giữ cách bố trí sắp xếp và các đặc tính của các tàu lớp “Arleigh Burke” của Mỹ, các tàu dự án Nhật Bản có điểm khác biệt là có kích thước nhỏ hơn, nhưng được trang bị nhiều thiết bị hơn và có hiệu quả hơn khi giải quyết các nhiệm vụ phòng thủ.

Ví dụ, người Nhật đã đi đầu trong khai thác sử dụng radar mạng pha chủ động trên tàu chiến (hệ thống OPS-24 trên tàu khu trục “Hamagiri”, năm 1990).

Để đối phó với các mối đe dọa từ các tên lửa tốc độ cao tầm thấp, người Nhật đã cùng người Hà Lan chế tạo tổ hợp radar FCS-3 với 8 ăngten mạng pha chủ động. Bốn trong số đó- để phát hiện và bám mục tiêu. Còn 4 ăng ten còn lại- để dẫn đường cho các tên lửa phòng không.

Cho đến thời điểm hiện tại - đây là hệ thống tốt nhất trong những hệ thống có chức năng tương tự trên thế giới.

Tổ hợp radar dưới các dạng khác nhau ((FCS-3A, OPS-50) được trang bị cho tất cả các tàu khu trục của Hải quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ năm 2009. Đặc điểm của tổ hợp radar nói trên là dải tần làm việc của nó là dải tần cm đảm bảo khả năng phân giải tốt nhất (tuy phải trả giá là cự ly phát hiện mục tiêu giảm xuống).

Các tàu khu trục Nhật với các phương tiện tác chiến như vậy sẽ hoạt động trong đội hình cùng với các tàu khu trục-“Aegis”.

Những tàu khu trục Nhật đáng sợ và hiện đại nhất- “Akizuki”- (“Trăng Thu”) và “Asahi- (“Ánh Bình minh”). Một đội tàu có 6 “samurai” và 6 “samurai” này, kể cả trong trường hợp hoạt động không cùng đội hình với các tàu “đàn anh”, vẫn là một trong dự án tàu khu trục tốt nhất thế giới.

Mặc dù vẫn có những nhược điểm (không có radar quan sát từ xa)- nhưng những nhược điểm này được bù lại bằng một ưu điểm cực kỳ có giá trị- chúng tỏ ra cực kỳ thích hợp với những nhiệm vụ cần giải quyết.

Đó là các tàu chiến đa năng (lượng giãn nước 7.000 tấn – đủ để bố trí bất kỳ loại vũ khi nào) với lực lượng phòng không tầm gần là lực lượng nòng cốt. Còn đối với các mục tiêu tầm xa và trên tầng bình lưu–các mục tiêu đó sẽ giao cho các tàu “Aegis”xử lý.

Cơ số tác chiến hạn chế - đấy là ảo ảnh thời bình mà người Nhật cố tình tạo ra. Người Nhật đã từng trình diễn màn ảo thuật tương tự, bằng cách thay các tháp pháo của các tàu tuần dương lớp “Mogami” (“Mogami”-lớp tàu tuần dương hạng nặng gồm 4 chiếc của Nhật Bản trong những năm 1930-ND).

Các tàu tuần dương lớp “Mogami” được bí mật thiết kế để mang mang pháo cỡ lớn, nhưng theo các thỏa thuận quốc tế, nên chúng chỉ mang các pháo “đạo cụ” nhỏ hơn.

Chúng chỉ mang “đạo cụ” khi bão táp chưa ập đến. Trong khi người Nhật có trong tay tới 4 chiếc tàu tuần dương hạng nặng “Mogami”.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/chuyen-gia-noi-that-hai-quan-nhat-ban-so-2-the-gioi-3350427/