Chuyển giao S-300: Nga dùng màn thưa che mắt Mỹ

Màn tung hỏa mù đúng theo nghĩa đen của Nga khi cấp S-300 khi chuyển giao cho Syria.

Nga chuyển S-300 sang Syria bằng đường vận tải nào?

Việc chuyển giao tổ hợp phòng không hiện đại S-300, đã diễn ra không lâu sau cuộc không kích của phương Tây hôm 14/4.

Tuy nhiên, chưa rõ biện pháp này hiệu quả tới đâu. Giới chuyên gia nhận định, làn khói có thể qua mặt các camera quang học, song khó có thể qua mặt các hệ thống radar khẩu độ tổng hợp hay các cảm biến hồng ngoại của đối phương.

Đặc biệt là khi các máy bay trinh sát, giám sát và do thám không người lái cũng như có người lái của Mỹ vốn hoạt động thường kỳ ở Syria khi bay trên vùng biển quốc tế tại phía Đông biển Địa Trung Hải.

Bên cạnh đó, con tàu thực hiện màn tung hỏa mù này cũng đặt trong vòng nghi vấn. Con tàu hải quân thuộc diện khả nghi nhất là tàu Alexandr Tkachenko của Nga thì đã đi qua eo biển Bosphorus nối Biển Đen với Địa Trung Hải vào ngày 13/4, tức là trước cuộc không kích của phương Tây và trước khi Moscow dọa chuyển S-300 cho quân đội Syria.

Ngoài khả năng Nga chuyển S-300 tới Syria bằng đường biển thì khả năng hệ thống phòng không này được chuyển giao bằng đường hàng không cũng được đặt ra.

An-22 hay An-124 được Nga dùng để vận chuyển S-300?

Al-Masdar News ngày 21/4 cho biết, máy bay vận tải chiến lược An-124 của Nga được cho là đã hạ cánh xuống căn cứ quân sự Hmeimim ở tỉnh Latakia, tây nam Syria hôm 20/4. Đây là máy bay có tải trọng lên tới 150 tấn, từng được Nga sử dụng để vận chuyển hệ thống phòng không S-400 tới Syria hồi cuối năm 2015.

Một số nguồn tin cho rằng máy bay vận tải An-124 có thể đã chuyển hệ thống phòng không S-300 tới Syria. Tuy nhiên, thông tin này chưa được xác nhận.

Bản đồ nghi ngờ Nga vận tải đường không cho S-300 sang Syria.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định nước này không còn chịu rào cản đạo đức nào trong việc cung cấp tên lửa phòng không S-300 cho Syria, nhất là sau cuộc không kích của liên quân Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Damascus rạng sáng 14/4.

Ông nói: "Vài năm trước, với yêu cầu từ các đồng minh, chúng tôi đã quyết định không cung cấp S-300 cho Syria". Nay Mỹ, Anh, Pháp vừa tiến hành một hành động gây hấn mạnh mẽ, chúng tôi có thể nghĩ về việc làm cách nào đảm bảo Syria được bảo vệ".

An-124 từng chuyển S-400 đến Syria.

Việc chuyển giao tổ hợp S-300PMU-2 có ý nghĩa rất lớn đối với Syria. Với tính năng tiệm cận S-400, được tích hợp đạn đánh chặn tầm xa 48N6E2 tầm bắn 200 km thì một khi có S-300PMU-2 trong tay, Syria chắc chắn sẽ phóng đạn đánh trả tiêm kích từ phương Tây trong đợt tấn công hôm 14/4.

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có một luồng ý kiến khác cho rằng thực chất việc Nga giao S-300 cho Syria chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, rằng Moscow không bỏ rơi đồng minh trong thời khắc khó khăn nhất mà thôi, còn trong thực chiến nhất là khi phải chống lại cuộc tập kích bằng tên lửa hành trình như vừa diễn ra thì S-300 khó mà phát huy tác dụng nổi.

Bởi đối tượng tác chiến của S-300 là tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tiêm kích, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không, máy bay ném bom... hoạt động ở độ cao lớn và trung bình.

Mặc dù Nga quảng cáo S-300 có thể giao chiến với mục tiêu bay thấp, nhưng việc S-300/400 của họ luôn cần có Pantsir-S1 đứng cạnh đóng vai trò cận vệ, bảo vệ nó trước tên lửa hành trình đối phương lợi dụng địa hình địa vật xâm nhập trận địa.

Bên cạnh đó, nếu phải đối diện với tên lửa hành trình Tomahawk, S-300 chưa rõ có thể phát huy thế mạnh thực sự hay không. Điểm yếu nhất của S-300 là phòng thủ trước những đối tượng có tầm bay thấp như Tomahawk.

Hơn nữa, khả năng thực chiến của S-300 vẫn chưa được kiểm nghiệm. Thế giới đã được chứng kiến nhiều “bia bay” giả định mục tiêu là máy bay, tên lửa nhưng ở tầm cao đã bị S-300 hạ gục dễ dàng.

Clip Nga tuyên bố sẽ cấp S-300 cho Syria:

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/chuyen-giao-s-300-nga-dung-man-thua-che-mat-my-3356886/